Những bí mật của các cây cầu "nghìn năm tuổi"

  •  
  • 566

Thời gian tưởng chừng như có thể tàn phá tất cả nhưng vẫn có những cây cầu bền bỉ đương đầu với năm tháng và là nhân chứng cho biết bao thăng trầm lịch sử.

Cây cầu Karamagara tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ
Cây cầu Karamagara tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 và được xem là một trong những cây cầu có tuổi thọ lâu đời nhất thế giới. Một điều khá đáng tiếc là hiện tại cây cầu này không còn được sử dụng nữa vì nó đã bị nhấn chìm sau sự kiện hoàn thành xây dựng đập Keban ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1975.

Cây cầu "già" đã được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 3.
Gần thành phố cổ xưa Limyra của Thổ Nhĩ Kỳ có một cây cầu "già" đã được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 3. Cho đến nay, đây vẫn được xem là công trình kiến trúc dân dụng kể từ thời cổ đại lớn nhất trong khu vực.

Cây cầu Band-e Kaisar đã tồn tại ở vùng Shushtar, Iran
Cây cầu Band-e Kaisar
đã tồn tại ở vùng Shushtar, Iran suốt nhiều thế kỷ nay. Theo nghiên cứu, cây cầu này được xây dựng trong khoảng từ năm 260 - 270 sau Công nguyên. Đặc biệt, cầu Band-e Kaisar còn được thiết kế kết hợp cùng một đập nước và đây chính là điểm nhấn kiến trúc khó quên của địa danh này. Càng thú vị hơn nữa là cầu - đập Band-e Kaisar vẫn được người dân địa phương sử dụng cho tới tận thế kỷ 19 và hiện nay, Band-e Kaisar đã trở thành một phần trong quần thể được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Cầu Cendere (Thổ Nhĩ Kỳ)
Cầu Cendere
(Thổ Nhĩ Kỳ) còn có tên gọi khác là cầu Severan hay cầu Septimius Severus đã được xây dựng từ thời kỳ Đế chế La Mã. Đặc biệt, quân đoàn Legio XVI Gallica của La Mã đã cho xây dựng nơi này để phục vụ cuộc chiến với Parthia. Đến hiện tại, cầu Cendere vẫn tiếp tục được người dân sử dụng và nơi đây còn nằm trong diện tích vườn quốc gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Cầu Ponte Sant'Angelo (Rome)
Cầu Ponte Sant'Angelo
(Rome) chính là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất được xây dựng từ thời La Mã. Ban đầu, Hoàng đế La Mã Hadrian cho xây dựng Ponte Sant'Angelo bắc qua sông Tiber nhằm mục đích nối liền trung tâm thành phố Rome đến lăng tẩm mới xây dựng của mình, Castel Sant'Angelo. Còn bây giờ, cầu Ponte Sant'Angelo là địa điểm ưa thích cho đông đảo khách bộ hành tham quan.

Cầu Alcántara tại thành phố Alcántara, Tây Ban Nha
Cầu Alcántara
tại thành phố Alcántara, Tây Ban Nha cũng là một cây cầu khác được xây dựng kể từ thời La Mã nhưng vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Đặc biệt, cây cầu này gần như vẫn còn nguyên vẹn sau vài lần tu sửa do bị chiến tranh tàn phá, dù cho nó đã được "khai sinh" từ tận năm 106 sau Công nguyên.

Cầu Pons Fabricius tại Rome, Italia
Cầu Pons Fabricius
tại Rome, Italia chính là cây cầu "lớn tuổi" nhất còn tồn tại kể từ thời kỳ La Mã. Được xây dựng từ năm 62 trước Công nguyên, cầu Pons Fabricius dài 62 mét và cao 5,5 mét. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Dio Cassius, cầu Pons Fabricius hiện tại đã được xây dựng để thay thế cho một cây cầu gỗ đã bị thiêu rụi trước đó.

Cầu Caravan tại xứ Izmir.
Thêm một cây cầu thuộc hàng "bô lão" nữa ở Thổ Nhĩ Kỳ, đó là cầu Caravan tại xứ Izmir. Ước tính, cầu Caravan đã được xây dựng từ năm 850 trước Công nguyên và sách kỷ lục thế giới Guinness đã phải công nhận Caravan chính là cây cầu cổ xưa nhất vẫn còn đang được sử dụng trong số những cây cầu có thể xác định niên đại trên thế giới.

Cầu Tarr Steps ở công viên quốc gia Exmoor, Somerset, nước An
Cầu Tarr Steps
ở công viên quốc gia Exmoor, Somerset, nước Anh hóa ra đã "già nua" đến mức không chuyên gia nào dám chắc chắn về tuổi thọ của cây cầu này. Theo nhiều nghiên cứu và phỏng đoán, Tarr Steps có lẽ đã bắt đầu tồn tại từ… 1.000 năm trước Công nguyên. Tarr Steps bao gồm 17 phiến đá lớn với tổng chiều dài là 180 feet.

Cầu Arkadiko
Cầu Arkadiko
, hay còn gọi là cầu Kazarma. Cây cầu này được xây dựng trong khoảng thời gian dao động từ năm 1.300 - 1.190 trước Công nguyên tại Argolis, Hy Lạp. Điều đặc biệt nhất là cho đến tận bây giờ, cầu Arkadiko vẫn đang được người dân địa phương sử dụng.

Cập nhật: 26/05/2021 Theo Dân Trí
  • 566