Những cách chữa bệnh lạ của con người thời kỳ đồ đá

  •  
  • 2.724

Thời kỳ đồ đá (Stone Age) là một giai đoạn tiền sử dài cách đây khoảng 3 triệu năm, trong đó con người sử dụng đá để chế tạo đồ vật. Do cuộc sống đơn giản, hoang dã, nên cách chữa bệnh của con người cũng rất sơ khai, như một số thủ thuật sau đây.

1. Cách chữa bệnh tiêu hóa

Trong Thời đại Khám phá (hay Những khám phá lớn về địa lý, là cách gọi thông thường nói về những khám phá địa lý đạt được trong khoảng từ giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 16), những người châu Âu đầu tiên đã liên lạc được với các bộ lạc còn sống theo công nghệ Stone Age và phát hiện thấy rằng, các bộ lạc này từng sở hữu cách chữa bệnh khá kỳ lạ. Họ đã dùng đất sét để hỗ trợ các loại bệnh về tiêu hóa.

Vào thời điểm trên, người châu Âu cho rằng, đây chính là bệnh rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây thì những người Thời kỳ Đồ đá đã thực hành cách chữa bệnh thực sự hiệu quả. Các nhà sử học tin rằng, ăn đất có lẽ là một trong những kỹ thuật y tế đầu tiên từng được con người sử dụng.

Ăn đất hỗ trợ tiêu hóa có từ Thời kỳ đồ đá.
Ăn đất hỗ trợ tiêu hóa có từ Thời kỳ đồ đá.

Các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, các bộ lạc Thời kỳ Đồ đá đã đào đất sét, đun sôi lên sau đó ăn để giúp chống lại những cơn đau bụng quằn quại. Đặc biệt, người tiền sử đã chọn đất ở những nơi có rất nhiều vi sinh vật sinh sống, điều này chứng tỏ người dân Thời kỳ đồ đá biết ăn đất sét có tác dụng giúp chống lại độc tố và làm giảm nguy cơ rối loạn dạ dày.

Phụ nữ mang thai cũng có thể ăn loại đất này để chống lại chứng nôn nhén. Nghe có vẻ hơi lạ và ghê nhưng thực sự hàng ngàn năm về trước, tổ tiên chúng ta đã ăn đất để chữa bệnh, một cách xử lý bệnh tật rất thô sơ nhưng hoàn toàn có cơ sở.

Theo khoa học hiện đại, hiện tượng ăn đất đã được biết tới từ lâu và không phải là hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo số liệu điều tra, tại Kenya thì trong 285 học sinh, có đến 73% các em nghiện đất, tỉ lệ đó ở phụ nữ mang thai là 56%.

Tại Anh, khoảng 3.000 phụ nữ thú nhận đã ăn gạch và đất vì quá thèm khi thai nghén. Vì vậy ở Anh người ta phải nhập khẩu đất từ Bengal, Ấn Độ, chế biến thành thỏi gọi là Sikor bán cho phụ nữ và trẻ em còn tại Đức người ta còn bày bán cả các loại Healing soil (đất chữa bệnh) trong các cửa hàng cho nhóm người có nhu cầu thực đơn này.

2. Xử lý và khử trùng vết thương của người Ai Cập cổ đại

Các bác sĩ Ai Cập cổ đại có cách xử lý và khử trùng vết thương rất độc lạ, theo đó, khi chiến binh bị thương thì bất kỳ một người nào trong bộ lạc cũng có thể giải cứu kịp thời cho người bị thương, không để họ bị chết vì vết thương. Bí quyết của kỹ thuật xử lý là chống nhiễm trùng cho phần thịt và, sau mới xử lý tiếp tới phần xương.

Qua nghiên cứu các hài cốt chiến binh được khai quật, giới khảo cổ học biết được cách người Ai Cập cổ đại vá và khử trùng vết thương cho các chiến binh bị thương vào đầu bằng một miếng da, dùng gậy tầy và mũi tên nhọn gia cố tạo ra miếng vá dạng đệm trên vết thương. Đó là những gì tốt nhất mà các bác sĩ thời tiền sử đã từng làm.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng ngăn chặn được linh hồn ma quỷ lẻn vào vết thương là có thể chữa khỏi vết thương.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng ngăn chặn được linh hồn ma quỷ lẻn vào vết thương là có thể chữa khỏi vết thương.

Người Ai Cập cổ đại dường như tin rằng linh hồn ma quỷ có thể lẻn vào vết thương mở, đây là một sự hiểu biết bình minh và thô sơ về cơ chế gây nhiễm trùng. Vì vậy họ tìm mọi cách để vá vết thương, thậm chí bằng cả phân có chứa kháng sinh và protein giúp bệnh nhân nhanh lành.

Các bác sĩ Thời kỳ Đồ đá có thể đã làm một việc tương tự và giống như người Ai Cập, họ nghĩ rằng ngăn chặn được các linh hồn ma quỷ tức ngăn chặn được nhiễm trùng. Nhưng bất cứ điều gì họ đã làm là luôn giữ cho các vết thương luôn sạch sẽ.

Theo y văn thế giới, vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết sử dụng những loại chỉ được chế tạo từ ruột động vật để khâu vết thương và chữa gãy xương, khoan sọ để giải thoát “linh hồn ma quỷ” ngấm vào thần kinh cho người bệnh.

3. Hướng dẫn sản khoa của phụ nữ Thời kỳ Đồ đá

Trong Thời kỳ Đồ đá, việc sinh con khá nguy hiểm. Nếu không có thuốc hiện đại, sinh con có thể dễ dẫn đến tử vong. Ở một số nơi, ước tính có khoảng 1/3 phụ nữ bị chết trong khi sinh con. Nhưng không phải là tất cả, tại một số bộ lạc người ta đã có những sáng kiến cơ bản và khoa học về cách đỡ đẻ cho những phụ nữ khi vượt cạn.

Theo các nhà khảo cổ, qua các số liệu khai quật cho thấy nhiều bộ lạc thời kỳ đồ đá đã có chiến lược, thủ tục và hướng dẫn cụ thể để giúp phụ nữ vượt cạn được an toàn, khỏe mạnh. Điều này đã được chứng minh qua các hình vẽ hướng dẫn sinh đẻ trên các bức tường của hang động.

Theo một số nhà khảo cổ, các bản vẽ hang động đã được tìm thấy, đề cập tới các thủ tục khi sinh hay một phiên bản Thời kỳ Đồ đá về niềm vui mong đúa trẻ sắp ra đời. Nói ngắn gọi hơn là “quy trình” vượt cạn của phụ nữ. Theo quy trình này thì dường như người phụ nữ đang vượt cạn ở tư thế thẳng đứng với hai cánh tay được hỗ trợ trên eo, vị trí mà người cổ đại xem là tốt nhất để em bé ra đời nhờ các nguồn lực sẵn của người mẹ, thai ra nhanh và ít gây đau hơn.

Sau đó, các bản vẽ này hướng dẫn người phụ nữ nghiêng về phía trước, tức giai đoạn thứ hai của việc sinh con. Những hang động có các hình vẽ không phải là nhà của họ mà là nhà hộ sinh công cộng. Với việc ra đời các hang động này, nó sẽ trở thành những phường sản phụ nguyên thủy.

Theo lý thuyết, người mẹ tương lai sẽ được đưa vào hang động để họ có thể được chăm sóc tốt hơn. Trong hang động có không gian và mùi vị được tối ưu hóa để không thu hút động vật hoang dã kéo đến.

4. Sử dụng kiến để khâu vết thương

Các bác sĩ thuộc Thời kỳ Đồ đá mới có thể thực hiện các ca phẫu thuật, và khâu lại những vết thương đó. Điều này cho thấy, từ Thời kỳ Đồ đá con người đã biết khâu vết thương nhưng mỗi nơi lại có cách làm khác nhau.

Tại Ai Cập, họ sử dụng vải lanh làm chỉ khâu còn ở châu Âu, người ta lại sử dụng chỉ catgut (hay chỉ làm từ ruột mèo). Nhưng kỹ thuật thú vị nhất khi khâu vế thương là dùng kiến. Ở Ấn Độ và một số vùng châu Phi, các bộ lạc nguyên thủy đã khâu vết thương bằng cách để kiến bò vào cơ thể bệnh nhân và cắn vết thương.

Sử dụng kiến để khâu vết thương của bác sĩ Thời kỳ Đồ đá mới.
Sử dụng kiến để khâu vết thương của bác sĩ Thời kỳ Đồ đá mới.

Ngay sau khi côn trùng bám vào hai thành da rách, bác sĩ sẽ chộp lấy đầu nó. Con kiến sẽ chết và để lại hai cái càng kẹp chặt vết thương lại với nhau. Người ta tin rằng kỹ thuật này đã có từ Thời kỳ Đồ đá mới. Thật khó để nói chính xác họ đã sử dụng như thế nào, nhưng vào thời điểm này ở Ấn Độ, người ta lại dùng kiến để xỏ khâu các thương ruột đã đục lỗ.

5. Châm cứu của người cổ đại

Dựa trên các dấu vết còn lại trên xác ướp 5.300 tuổi tìm thấy ở vùng núi biên giới giữa Italia và Áo, các nhà khoa học phát hiện thấy người dân Thời kỳ Đồ đá châu Âu đã bắt đầu sử dụng châm cứu. Thực tế, người dân ở đây đã sử dụng thủ thuật châm cứu điều trị cho Otzi Iceman (Người băng Otzi).

Như vậy kỹ thuật châm cứu đã được sử dụng trước cả người Trung Quốc tới trên 2.000 năm. Otzi Iceman, được cho là đã mắc bệnh bàng quang và đau bụng khi còn sống, nhưng các bác sĩ cổ đại vẫn không biết được chuyện gì đã xảy ra với Người băng Otzi. Ngày nay người ta có thể đoán là do giun đang phát triển bên trong cơ thể, tuy vậy người cổ đại vẫn dùng châm cứu, cách tốt nhất mà họ có thể.

Người băng Otzi được châm cứu ở lưng bằng kim chế từ đá hoặc xương. Trước tiên bác sĩ bôi lên chỗ châm cứu các loại thảo mộc để giữ sạch, tẩy trùng. Châm cứu không khắc phục được vấn đề cơ bản (tức đau bụng do giun), nhưng nó lại có hiệu quả giảm đau. Việc châm cứu còn cho thấy, sự hiểu biết đáng kinh ngạc về kỹ thuật y tế của người thời xưa, nhưng hậu duệ của Người băng Otzi ở châu Âu hiện nay lại lãng quên nó sau gần 5.000 năm tồn tại.

6. Phân động vật được sử dụng trong điều trị y tế

Phụ nữ ở Hy Lạp cổ đại tin rằng phân cá sấu có thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai mạnh mẽ bằng cách đưa nó vào âm đạo. Ở Ai Cập cổ đại, các chiến binh bôi phân động vật để chữa lành vết thương. Phân cừu được sử dụng trong y học dân gian Scotland để điều trị bệnh đậu mùa. Phân lợn tươi được người xưa cho là có thể ngăn chặn chảy máu cam.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên chúng ta không nên tự thử nghiệm những phương pháp này tại nhà.

7. Nâng ngực bằng bóng thủy tinh và cao su

Nâng ngực
Thời xưa, một số phụ nữ áp dụng phương pháp trị liệu nhiệt đới để làm ngực to hơn. (Ảnh: Brightside).

Từ xa xưa, một số phụ nữ áp dụng phương pháp trị liệu nhiệt đới hoặc các loại kem tăng trưởng để làm cho ngực to hơn. Họ cũng thường xuyên dùng dầu dừa để xoa bóp vào da vùng ngực.

Cho đến năm 1895, phương pháp phẫu thuật vú đầu tiên được thực hiện bởi bác sĩ Vincenz Czerny. Ông dùng các vật liệu như: ngà voi, bóng thủy tinh, cao su và các chất độn để phóng to bộ ngực của phụ nữ.

8. Sử dụng tỏi để thử thai

Với kiến thức giải phẫu hạn chế, các bác sĩ xa xưa không chắc chắn việc một phụ nữ mang thai hay không. Vào năm 1350 trước công nguyên, một phụ nữ được khuyên tiểu vào một hạt lúa mì. Nếu hạt giống nảy mầm có nghĩa rằng cô đang mang thai.

Một cách khác là đặt một nhánh tỏi hoặc một nhánh hành tây trong âm đạo cô gái và để qua đêm. Sáng hôm sau nếu hơi thở của người phụ nữ có mùi tỏi thì điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không mang thai. Người xưa cho rằng nếu không mang thai thì tử cung sẽ mở, do đó mùi hành có thể thông lên đến miệng do hít phải mùi hành. Trường hợp người phụ nữ mang thai thì tử cung sẽ đóng lại, do đó hơi thở của cô ấy sẽ không có mùi hành.

9. Cắt lưỡi để điều trị nói lắp

Cắt lưỡi để điều trị nói lắp

Những năm 1840, thủ thuật này được thử hiện để điều trị tật nói lắp. Bác sĩ cắt bỏ một phần lưỡi của bệnh nhân mà không cần gây mê. Bác sĩ phẫu thuật tin rằng cách này thực sự sẽ chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Việc cắt một phần lưỡi nhằm ngăn chặn sự co thắt của dây thanh âm.

10. Đặt hành tây vào âm đạo phụ nữ

Đặt hành tây vào âm đạo phụ nữ

Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh phụ khoa kỳ lạ được người Ai Cập cổ đại sử dụng. Một trong số đó là đặt hành tây vào âm đạo, sáng hôm sau, nếu hơi thở người phụ nữ có mùi hành tây là đã mang thai. Đây cũng là phương pháp làm thoáng khí âm đạo.

11. Uống hoặc bôi thủy ngân lên da

Uống hoặc bôi thủy ngân lên da

Theo Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ, thủy ngân là chất độc mạnh, gây giảm thị lực, bệnh thần kinh, khiếm thính... Tuy nhiên, người Ba Tư, Hy Lạp, Trung Quốc cổ đại tin rằng uống hoặc bôi thủy ngân lên da có thể làm tăng tuổi thọ, thậm chí chữa được bệnh giang mai. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận một hoàng đế đã tử vong vì sử dụng thủy ngân để tăng tuổi thọ.

12. Bôi chất nhờn có trong phân

Bôi chất nhờn có trong phân

Theo Reader’s Digest, khoảng những năm 1500 trước công nguyên, phân động vật như chó, linh dương, lừa được sử dụng không chỉ để điều trị vết thương mà còn trừ tà ma. Một số phụ nữ còn đặt phân cá sấu vào âm đạo để tránh thai.

Cập nhật: 19/01/2019 Theo SKĐS/VNE
  • 2.724