Tư thế ngồi đặc biệt của người Nhật giúp kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật

  •  
  • 1.011

Trong số những bí quyết sống thọ của người dân xứ sở hoa anh đào, tư thế ngồi trên sàn nhà đã được chứng minh có thể giúp con người khỏe mạnh hơn.

1. Cải thiện tiêu hóa

Tư thế chân như thế này làm tăng lưu lượng máu đến dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, vì vậy cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin và chất dinh dưỡng nhất có thể. Khi bạn cúi người xuống để lấy thức ăn và trở lại tư thế ban đầu, các cơ bụng được tăng cường cũng như ngăn ngừa đầy hơi.

2. Cải thiện chất lượng xương khớp

Hông của bạn sẽ bị cứng nếu ngồi trên ghế trong một thời gian dài còn khi ngồi trên sàn, hông và mắt cá chân được duỗi ra giúp các khớp linh hoạt hơn. Tư thế ngồi ăn trên sàn thực tế khuyến khích cơ hoạt động ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

3. Hoạt động linh hoạt

Giữ tư thế ngồi trên ghế lâu có thể khiến lưng bị đau và căng các đĩa đệm ở cột sống, trái lại, tư thế ngồi trên sàn kéo căng đầu gối và hông giúp bạn thoải mái hơn. Ở tư thế này, bạn ngồi cao hơn, cơ thể không bị chùng xuống và giúp lưng, vai khỏe hơn.

Tư thế chân này làm tăng lưu lượng máu đến dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng
Tư thế chân này làm tăng lưu lượng máu đến dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng.

4. Kéo dài tuổi thọ

Người Nhật Bản cho rằng, ngồi trên sàn nhà trong khi ăn và đứng dậy nhiều lần trong ngày có thể khiến kéo dài tuổi thọ. Nếu bạn có thể dễ dàng đứng dậy từ tư thế bắt chéo chân mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, điều này chứng tỏ sức khỏe của bạn vẫn rất tốt.

5. Hỗ trợ giảm cân

Với tư thế ngồi này, hệ thống tiêu hóa sẽ sản sinh ra một loại hormone tên là leptin, giúp gửi tín hiệu cho dây thần kinh phế vị bạn đã no bụng, sau đó dây thần kinh này sẽ ngăn việc ăn tiếp để tránh thừa cân.

Ngoài ra, bí quyết sống thọ khi ăn của người Nhật còn bao gồm:

Không uống nước trong khi ăn: Để sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất, người Nhật thường cố gắng không uống thứ gì khi ăn, thay vào đó, họ thường bổ sung nước bằng trái cây, súp, rau củ... vì họ cho rằng nạp thêm nước khi ăn gây gánh nặng cho dạ dày, làm trung hòa axit dạ dày, đồng thời khiến cơ thể mất nhiều năng lượng hơn trong quá trình tiêu thụ thực phẩm.

Đa dạng thức ăn: Vào năm 1985, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đưa ra "Hướng dẫn về Ăn uống và Sống lành mạnh" và ủng hộ việc ăn 30 loại thành phần mỗi ngày. Vì thế, cơ cấu chế độ ăn của một gia đình Nhật thường tiêu biểu như sau: nấu cá, sashimi hoặc cá nướng, ăn kèm với đậu phụ lạnh, rau luộc, rau tía tô, súp miso, rong biển, dưa chua... Đặc biệt, nước tương rất được coi trọng.

Bữa ăn của người Nhật.
Bữa ăn của người Nhật.

Chú trọng 3 bữa chính: Đối với người Nhật, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ba bữa ăn. Vì thế, phụ nữ Nhật rất cầu kỳ trong việc chuẩn bị đa dạng các món ăn trong bữa sáng. Hơn hết, người Nhật cũng không mấy khi đi ăn hàng quán ở ngoài, thay vào đó, họ lựa chọn mang cơm trưa tới văn phòng hoặc chuẩn bị cơm cho con để đảm bảo lượng dinh dưỡng.

Quy tắc 0,8: Xuất phát từ ý niệm của một bác sĩ Nhật Bản, quy tắc này yêu cầu sử dụng 80% năng lượng cơ thể cho việc vận động và sinh hoạt hàng ngày, còn với 20% còn lại thì được xem là nguồn năng lượng để phòng bị. Một số quy tắc nấu ăn cũng áp dụng con số 0,8 này như: nêm 0,8 thìa muối thay vì 1 thìa, chỉ nên ăn 8 phần rồi dừng lại...

Cập nhật: 26/11/2022 PNVN
  • 1.011