Những đặc quyền không thể tin nổi khi bạn là... nữ hoàng Anh

  •   3,97
  • 15.362

Nữ hoàng Anh có rất nhiều đặc quyền thực sự khó tin, nhưng tất cả đều được nêu trong hiến pháp hẳn hoi.

Nữ hoàng Elizabeth II của Anh vốn nổi tiếng là một người khiêm tốn, giản dị và lịch thiệp, một phần cũng vì bà chưa bao giờ lạm quyền để vi phạm luật pháp của nước nhà.

Nhưng bạn biết không, khi đã là một nữ hoàng, bạn sẽ có quyền làm những điều rất khó tin mà chẳng ai làm được gì bạn cả. Đừng nghĩ đấy là lạm quyền, vì tất cả đã được nếu trong Hiến pháp Anh Quốc hẳn hoi.

1. Không có giới hạn tốc độ cho Nữ hoàng

Là một Nữ hoàng, bạn có thể đi chậm trên đường cao tốc, hoặc phóng với tốc độ... tia chớp trong nội thành mà không hề vi phạm pháp luật. Nhưng như đã nêu, Nữ hoàng Elizabeth chưa bao giờ lạm quyền trong lĩnh vực này.

2. Nữ hoàng không cần bằng lái

Mọi tài xế tại Anh Quốc đều phải có bằng lái, và chúng được cấp dưới cái tên của Nữ hoàng. Thế nhưng, bản thân Nữ hoàng thì không cần bằng, cũng chẳng cần qua trường lớp luyện lái tiêu chuẩn nào cả.

Nữ hoàng từng lái xe cứu thương trong Thế chiến II.
Nữ hoàng từng lái xe cứu thương trong Thế chiến II.

Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizabeth II vốn là một tay lái thượng hạng. Năm 18 tuổi, bà từng tham gia lái xe cứu thương cho quân đội trong chiến tranh. Bà cũng là thành viên nữ duy nhất của hoàng gia từng phục vụ cho quân đội trong Thế chiến II.

3. Du lịch khắp nơi mà chẳng cần hộ chiếu

Đến tổng thống Mỹ cũng cần hộ chiếu khi muốn ra nước ngoài, còn Nữ hoàng Anh thì không. Bà thậm chí còn chẳng có hộ chiếu trong suốt cuộc đời, mà vẫn di chuyển đi khắp thế giới.

4. Không mất thuế thu nhập

Mọi công dân trên thế giới, kể cả tổng thống cũng đều phải trả tiền thuế theo thu nhập. Nhưng theo hiến pháp của Anh Quốc, Nữ hoàng không cần làm điều đó.

Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizabeth II đã tự nguyện truy thu thuế của bản thân kể từ năm 1992.

5. Không thể bị kiện

Về mặt pháp lý, không ai có thể thưa kiện Nữ hoàng Anh ra tòa. Bà cũng có quyền không cung cấp bất kỳ bằng chứng gì tại tòa án, và cũng chẳng thể bị truy tố.

6. Sở hữu toàn bộ số thiên nga trên dòng sông Thames

Theo quy định, toàn bộ số thiên nga không được đánh dấu trên dòng sông Thames đều thuộc sở hữu của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.

Mặc dù "quyền lực của Nữ hoàng chỉ có hiệu lực ở những đoạn sông nhất định và các nhánh xung quanh", trang website chính thức của Hoàng gia Anh cho hay.

7. Sở hữu toàn bộ cá voi, cá heo và cá tầm trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh

Nữ hoàng Anh sở hữu hàng loạt các loài động vật dưới nước trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh như cá tầm, cá voi, cá heo... Theo tạp chí Time, điều luật này đã tồn tại từ năm 1324, dưới thời Vua Edward đệ nhị đến nay.

8. Có 2 ngày sinh nhật

Mặc dù ngày sinh chính thức được ghi trên giấy tờ của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là ngày 21/4 nhưng ngoài ra bà còn 1 ngày sinh nhật khác thường được tổ chức vào 1 ngày thứ Bảy trong tháng Sáu (đây chính là ngày bà đăng quang ngôi vị nữ hoàng Anh tại điện Buckingham).

Cả hai ngày sinh của Nữ hoàng đều được tổ chức trang nghiêm với các màn bắn đại bác long trọng.
Cả hai ngày sinh của Nữ hoàng đều được tổ chức trang nghiêm với các màn bắn đại bác long trọng.

9. Có máy rút tiền riêng

Một chiếc máy rút tiền cá nhân được lắp đặt riêng trong tầng hầm của cung điện Buckingham. Cây ATM đặc biệt này được Coutts, một trong những ngân hàng uy tín nhất của Anh lắp đặt cho Hoàng gia.

10. Có nhà thơ riêng

Theo trang website của Hoàng gia Anh, nhà thơ của Nữ hoàng là 1 chức vụ vô cùng vinh dự. Hiện tại, chức vụ này đang thuộc về bà Carol Ann Duffy.

Với vai trò là nhà thơ của Nữ hoàng Anh, mỗi năm, bà Carol Ann Duffy sẽ nhận được 200 bảng Anh, kèm theo đó là một thùng rượu vang Canary.

Bà sẽ giữ chức vụ nhà thơ cho đến năm 2019.

11. Có quyền ký các văn bản pháp quy

Nữ hoàng Anh đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật của Anh.

Sau khi dự luật đã được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, nó sẽ được chuyển đến tay Hoàng gia phê duyệt và quy trình này được gọi là “Hoàng gia phê chuẩn”.

12. Có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc

Nữ hoàng có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc, tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện “theo cố vấn” của các bộ trưởng chính phủ.

13. Phong tước hiệp sĩ

Tất nhiên ngày nay các hiệp sĩ không còn cưỡi ngựa phi nước đại khắp nơi để thể hiện tinh thần trượng nghĩa.

Tuy nhiên, tước hiệp sĩ vẫn tồn tại và được đích thân Nữ hoàng chỉ định, phong tặng. Ngày nay, hiệp sĩ là những người đóng vai trò quan trọng, to lớn cho nền kinh tế, nghệ thuật, quân sự... nước nhà.

14. Không bị ràng buộc bởi Luật Tự do thông tin

Mọi thông tin về Hoàng gia đều được miễn đề cập ngay cả khi các nhóm hoạt động vì quyền tự do thông tin yêu cầu.

15. Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Australia

Là nguyên thủ quốc gia Australia, Nữ hoàng có những quyền hạn nhất định trong chính phủ này. Vào năm 1975, Toàn quyền John Kerr, người đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Úc lúc bấy giờ, đã sa thải Thủ tướng Úc Gough Whitlam.

16. Nữ hoàng Anh còn là nguyên thủ của nhiều quốc gia khác

Các quốc gia đó bao gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu. Toàn bộ những nước này thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.

Nữ hoàng là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh.
Nữ hoàng là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh.

17. Đứng đầu một tôn giáo

Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh, quốc giáo đầu tiên được thành lập sau khi Vua Henry VIII tách khỏi Giáo hội La Mã vào thế kỷ thứ 16.

18. Tặng tiền cho người già

Maundy là đồng bạc đặc biệt mà Nữ hoàng Anh dành tặng cho những người về hưu tại nhà thờ chánh tòa Anh quốc nhân dịp lễ Phục sinh hàng năm. Số người nhận tiền sẽ tương ứng với số tuổi của Nữ hoàng.

Cập nhật: 25/06/2024 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,97
  • 15.362