Bạn có biết rằng có một loài cá có thể thay đổi giới tính qua lại tùy theo nhu cầu của nhóm? Hoặc cũng có một loại ốc biển thay đổi giới tính khi những con đực chạm vào nhau?
Cá hề không thay đổi giới tính khi đạt đến một thời điểm nhất định trong cuộc đời.
Cá hề là loài lưỡng tính chuyển tiếp - điều này có nghĩa là chúng có thể thay đổi giới tính tại một thời điểm trong đời. Nhưng có một điều gì đó thực sự đặc biệt về cá hề. Chúng không thay đổi giới tính khi đạt đến một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Thay vào đó, chúng tự thay đổi giới tính của mình khi có sự thay đổi xã hội trong nhóm.
Theo Viện Beckman, trong mỗi gia đình cá hề, đứng đàu sẽ là một con cái lớn sau đó là một con đực nhỏ hơn một chút và một số cá nhỏ, không phân biệt giới tính. Nếu con cái biến mất khỏi nhóm, con đực tiếp theo đó sẽ trở thành con cái, nó cũng tăng kích thước trong vòng vài tháng để thay thế vị trí con cái ban đầu. Sau đó, một trong những con cá chưa phân hóa sẽ trở thành cá đực, kết đôi với cá cái mới.
Sự thay đổi giới tính ở ếch không được coi là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại thường xuyên xảy ra ở loài ếch cây xanh. Theo National Geographic, ô nhiễm là một trong những yếu tố được quan sát là góp phần vào sự thay đổi giới tính ở ếch - đặc biệt là sự hiện diện của thuốc diệt cỏ và estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, những điều này chỉ khiến ếch đực biến thành ếch cái chứ không phải ngược lại.
Ếch cũng đảo ngược giới tính của chúng trong môi trường tự nhiên.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng ếch cũng đảo ngược giới tính của chúng trong môi trường tự nhiên. Nhà nghiên cứu Rick Shine giải thích: "Đây không chỉ là một câu chuyện về ô nhiễm - thay vào đó, nó gợi ý rằng loài ếch có thể điều chỉnh giới tính của chúng để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sinh sống". Sau khi nghiên cứu ếch xanh trong 18 ao khác nhau, các nhà khoa học đã quan sát thấy trung bình chỉ có dưới 5% ếch thay đổi giới tính. Tuy nhiên họ không thể xác nhận được nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến điều này, và không rõ tại sao tại một ao có tới hơn 10% ếch chuyển đổi giới tính.
Nhưng nhà nghiên cứu Max Lambert chỉ ra một mục tiêu tiềm năng: "Thay đổi giới tính (chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của ếch) có thể phát triển sự đa dạng di truyền và loại bỏ một số đột biến xấu trong quá trình sinh sản". Dù nguyên nhân và tác động của việc chuyển đổi giới tính ở ếch là gì, thì cho tới nay vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về những loài lưỡng này.
Sau khi ghép đôi, loài sên cũng có thể lựa chọn sinh sản như con đực hoặc con cái.
The Conversation giải thích, sên là loài lưỡng tính đồng thời - chúng có cả cơ quan sinh sản đực và cái và có thể tự thụ tinh. Tuy nhiên, chúng vẫn thích tìm đối tác làm bạn tình, và lý do có thể xảy ra nhất cho điều này là để đảm bảo tính đa dạng di truyền và tránh các vấn đề liên quan đến giao phối cận huyết.
Ngoài ra, sau khi ghép đôi, loài sên cũng có thể lựa chọn sinh sản như con đực hoặc con cái. Nhưng chúng cũng có thể sinh sản như cả hai, có nghĩa là chúng cùng thụ tinh cho nhau, và chúng đều sinh ra trứng.
Rồng Úc Bearded Dragon là một loại bò sát đặc biệt.
Theo Forbes, giới tính của động vật có vú được xác định bởi nhiễm sắc thể giới tính của chúng: XX đối với con cái và XY đối với con đực. Ở loài bò sát, nhiệt độ bên ngoài thường ảnh hưởng đến giới tính của phôi. Nhưng rồng Úc Bearded Dragon là một loại bò sát đặc biệt. Ở nhiệt độ bình thường, chúng phát triển theo hệ thống xác định nhiễm sắc thể. Nhưng khi trời rất nóng (trên 32°C), một số cá thể với nhiễm sắc thể đực ban đầu sẽ tự động chuyển thành giống cái. Và nếu nhiệt độ trên 36°C, tất cả cá thể đực của loài này đều đảo ngược giới tính của thành con cái.
Theo ABC Science, những con cái ban đầu là con đực có thể tạo ra số lượng trứng gấp đôi so với những con cái không thay đổi giới tính.
Một số chim hồng y phương bắc có biểu hiện lưỡng tính.
Thay đổi giới tính ở loài chim hiếm hơn nhiều so với loài bò sát hoặc cá. Nhưng theo bài báo này trên Tạp chí Wilson Journal of Ornithology, một số chim hồng y phương bắc có biểu hiện lưỡng tính - những con chim này được sinh ra với màu lông nửa giống cái, nửa đực. Trong hầu hết các trường hợp, như hình ảnh dưới đây, bên phải sẽ là con mái (nâu xám) và bên trái sẽ là chim trống (đỏ tươi).
Theo Reef Builders, cá chình ruy băng xanh rất hiếm khi xuất hiện trước mặt con người, bởi vì chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để sống trong các lỗ ở đáy nước ngầm. Tuy nhiên trên thực tế, chúng là một loài lưỡng tính tương tự như cá hề, cá chình ruy băng có thể chuyển từ đực thành cái trong suốt cuộc đời của chúng.
Sự thay đổi chỉ xảy ra khoảng 20 năm trong cuộc đời của chúng.
Nhưng không giống như cá hề, tất cả cá chình ruy băng đều trải qua sự thay đổi này. Chúng sinh ra là đực và tất cả những con đực chưa thành niên đều có màu đen tuyền, sau đó theo thời gian chúng sẽ phát triển vây lưng màu vàng và các màu sắc khác trên cơ thể. Khi trưởng thành, chúng sẽ có xanh lam với những điểm nhấn màu vàng.
Theo Australian Geographic, những con đực tiếp tục phát triển về kích thước theo tuổi tác, nhưng chúng cũng bắt đầu phát triển thành con cái trong khoảng thời gian đó. Theo Adventures of an Aquaholic, sự thay đổi chỉ xảy ra khoảng 20 năm trong cuộc đời của chúng, và khi trở thành con cái, chúng chỉ có thể tiếp tục sống thêm được 1 tháng - vừa đủ thời gian để đẻ trứng và duy trì nòi giống.