Có một số ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới ngày nay lại chỉ đươc nói và hiểu bởi một số ít người biết về chúng. Những loại ngôn ngữ đặc biệt này được sử dụng bởi một nhóm người.
Đây là ngôn ngữ mà chỉ được nói với nhau bởi các thành viên của bộ lạc Kallawaya ở Bolivia.
Tiếng Kallawaya là một loại ngôn ngữ mà chỉ được nói với nhau bởi các thành viên của bộ lạc Kallawaya ở Bolivia. Người Kallawaya sinh sống chủ yếu trong 6 ngôi làng ở vùng Apololamba (Bolivia) và những lang y truyền thống ở đây đã sử dụng ngôn ngữ này trong các mục đích chữa bệnh, mặc dù họ cũng có thể dùng ngôn ngữ này để giao tiếp hàng ngày.
Tiếng Kallawaya vốn xuất phát từ ngôn ngữ Quechua thường được nói bởi người Inca. Tiếng Quechua không thể hiện bằng văn bản viết mà được lưu truyền thông qua hình thức truyền miệng từ cha sang con, hoặc từ các bậc lang y sang các học trò của mình. Trẻ con không được học tiếng Kallawaya mà nó chỉ dành cho thiếu niên và người trưởng thành muốn học tiếng này để làm nghề y. Tiếng Kallawaya đang dần biến mất và còn không đầy 100 người đang sống nói được.
Đây là một loại ngôn ngữ chỉ dành cho phụ nữ sử dụng ở Trung Quốc.
Nữ thư hay hiểu nôm na là "chữ viết của phụ nữ", đây là một loại ngôn ngữ chỉ dành cho phụ nữ sử dụng ở Trung Quốc. Ngôn ngữ kỳ lạ này có nguồn gốc vào thế kỷ 15 trước Công Nguyên (TCN) tại huyện Giang Vĩnh, địa cấp thị Vĩnh Châu (tỉnh Hồ Nam), tại địa phương này người phụ nữ - thường bị cấm đi học - đã tự nghĩ và sáng tạo ra một lối chữ viết và sử dụng bí mật ngay trong giới của họ. Ngôn ngữ này vẫn được giữ kín và chỉ phát lộ với thế giới phương Tây vào thập niên 1980.
Một số chữ viết trong Nữ Thư xuất phát từ tiếng Trung, trong khi những chữ khác lại được phát minh ra. Giống như tiếng Trung, Nữ Thư được viết ra và đọc từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Nhưng không giống như tiếng Trung, các chữ Nữ Thư thường chiếm ít không gian hơn và tạo ra nhiều dòng chữ hơn. Người cao tuổi nói tiếng Nữ Thư là Dương Hoàn Nghị nhưng đã qua đời vào năm 94 hay 98 tuổi vào năm 2004.
Tù nhân ở Argentina sử dụng ngôn ngữ Lunfardo như một phương tiện giao tiếp mật giữa họ.
Tù nhân ở Argentina sử dụng ngôn ngữ Lunfardo như một phương tiện giao tiếp mật giữa họ. Đầu tiên, thứ ngôn ngữ này đã được sử dụng bởi các cư dân hạ lưu ở Buenos Aires, nó bao gồm những chữ từ ngôn ngữ của tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Ý. Ngôn ngữ Lunfardo có hơn 5000 chữ và một trong các trụ cột của ngôn ngữ này là những câu thơ - cách chuyển đổi âm tiết của một từ.
Lấy ví dụ Cafe sẽ được phát âm thành feca. Lunfardo rất phổ biến ở Châu Âu bởi đà thịnh vượng của âm nhạc Tango, biểu thị nó như một thứ ngôn ngữ bạo lực và tình dục. Năm 1943, nhạc tango có dùng ngôn ngữ Lunfardo bị cấm bởi các nhà đạo đức học. Việc sử dụng ngôn ngữ này bị suy giảm vào thập niên 1950 và quay trở lại vào thập niên 1960.
Ngôn ngữ này có nguồn gốc từ nghề vật chuyên nghiệp, được sử dụng một thứ phương tiện giao tiếp riêng trong suốt những trận đấu võ công cộng.
Những đô vật chuyên nghiệp hay sử dụng Carnie (tiếng Carny) để nói chuyện giữa họ, ngay cả khi họ đang đứng trước mặt khán giả. Ngôn ngữ này có nguồn gốc từ nghề vật chuyên nghiệp, khi các công nhân lễ hội (gọi là carnies) đã sử dụng một thứ phương tiện giao tiếp riêng trong suốt những trận đấu võ công cộng. Loại ngôn ngữ này có mục đích là nhắm vào vóc dáng của đô vật từ những góc độ cụ thể.
Ngoài ra họ còn dùng thuật ngữ gọi là "trận đấu người dơi" thường ngụ ý những trận đấu nghèo nàn, kém thú vị; hay "đè bẹp" là đề cập một đô vật bị đánh bại bởi một nhóm các đô vật.
Đây là một loại ngôn ngữ không chính thức ở Boonville (tiểu bang California).
Boontling là tên gọi của một loại ngôn ngữ không chính thức ở Boonville (tiểu bang California), loại ngôn ngữ này được nói vào giữa năm 1880 và 1920. Đó là một ngôn ngữ pha trộn giữa các thứ tiếng của người Mỹ bản địa, tiếng Tây Ban Nha và những từ lóng do dân sở tại tạo ra.
Tiếng Boontling chỉ duy nhất tồn tại ở Boonville là do bởi dân địa phương sợ nếu tiếng này phổ biến ra bên ngoài cộng đồng của họ thì sẽ bị người khác chế lại vì chúng được hình thành từ tên và những đặc điểm của cư dân địa phương nơi đây. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Boontling xem ra rất phức tạp và thường là do cảm xúc của người nói mà thành.
3 ông lão ở thung lũng Bishigram, những người cuối cùng biết tiếng Badeshi. (Ảnh chụp màn hình BBC).
Từng là một ngôn ngữ phổ biến tại vùng thung lũng xa xôi miền bắc Pakistan, tiếng Badeshi giờ đây đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng” vì chỉ còn 3 người biết nói, theo BBC.
Ấn phẩm Ethnologue chuyên lưu trữ các ngôn ngữ trên thế giới cho biết tiếng Badeshi gần như đã bị xóa sổ vì hiện nay không được sử dụng trong ít nhất là 3 thế hệ liên tiếp.
Nhóm người cuối cùng còn biết thứ tiếng này là 3 ông lão ở thung lũng Bishigram, những người thậm chí còn không nhớ nổi tuổi của mình và đôi khi hay quên từ.