Hà Lan là một quốc gia nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của những phát minh lớn.
Khái niệm tàu ngầm lần đầu tiên được William Bourne (người Anh) nghĩ ra, nhưng chiếc tàu ngầm có khả năng điều hướng và hoạt động được lại được nhà phát minh người Hà Lan Cornelis Drebbel chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1620.
Ảnh: expatrepublic.com
Drebbel làm việc cho Hải quân Hoàng gia Anh và chiếc tàu ngầm đã được thử nghiệm ở sông Thames. Vỏ ngoài của nó bao gồm da bôi mỡ căng trên khung gỗ, có mái chèo dùng để đẩy. Drebbel thiết kế mẫu cuối cùng có 6 mái chèo và có thể chở 16 hành khách, chìm trong nước trong 3 giờ ở độ sâu 4,6 m.
Kính thiên văn được phát minh ở Hà Lan, một năm trước khi Galileo Galilei sử dụng thiết bị đó để quan sát các ngôi sao. Bằng sáng chế do Hans Lippershey và Jacob Metius được nộp năm 1608 là tài liệu đầu tiên về kính thiên văn. Nó hoạt động thông qua các ống đơn giản, với một thấu kính hai mặt lồi và một thấu kính hai mặt lõm.
Kính hiển vi được phát minh ở Hà Lan vào thế kỷ 16 hoặc 17, nhưng chính xác do ai là vấn đề còn tranh cãi. Thường được nhắc đến nhiều nhất là Antoni van Leeuwenhoek, mặc dù một phiên bản đơn giản hơn đã tồn tại từ năm 1595, do Zacharias và Hans Janssen tạo ra.
Kính hiển vi của Van Leeuwenhoek bao gồm một kính lúp chỉ có một thấu kính. Thiết bị này có độ phóng đại lên tới 237 lần kích thước thật, trong khi những thiết bị trước đó chỉ phóng đại được 30 lần.
Kính hiển vi được phát minh ở Hà Lan vào thế kỷ 16 hoặc 17. (Ảnh minh họa).
Người Hà Lan đã có rất nhiều phát minh liên quan đến thị giác. Bài kiểm tra mắt, trong đó người ta phải đọc các dòng chữ cái từ lớn đến nhỏ do Herman Snellen phát minh vào năm 1862, được gọi là biểu đồ Snellen.
Vòi chữa cháy dạng cuộn hiện đại được Jan van der Heyden phát minh vào năm 1673. Ông này cũng đã phát triển một hệ thống bơm tiên tiến. Nhờ đó, lính cứu hỏa có thể nâng cao hiệu quả trong công việc dập tắt những đám cháy lớn .
Năm 1928, kiến trúc sư Jan Wils làm việc tại Sân vận động Olympic ở Amsterdam, đã thiết kế một tòa tháp cao có khói tỏa ra. Wils nhắm tới hiệu ứng của khói hơn là ngọn lửa, vì nó sẽ dễ nhìn thấy hơn vào ban ngày. Sau đó, lửa đã trở thành một phần của Thế vận hội, và đến năm 1936, ngọn lửa mới được sử dụng tại Thế vận hội Berlin.
Đây là một phát minh của tay đua xe đua người Hà Lan Maus Gatsonides. Thiết bị này được kích hoạt bằng hai ống cao su kích đồng hồ bấm thời gian ngay khi bánh xe ô tô va vào chúng. Năm 1958, người ta bắt đầu sản xuất các thiết bị này cho mục đích sử dụng công cộng.
Đĩa CD được phát triển bởi Sony (với sự trợ giúp của Philips) ở Eindhoven. CD đầu tiên trên thế giới được sản xuất vào năm 1979 và bài hát đầu tiên được phát hành trên đĩa CD là The Visitor của ABBA vào năm 1982. Các sản phẩm do Philips hợp tác với các công ty khác phát minh là băng cassette (1963), DVD, đĩa laser và Blu-Ray.
Bluetooth được Tiến sĩ Jaap Haartsen phát minh vào những năm 1990 khi ông làm việc cho công ty Ericsson của Thụy Điển. Haartsen gọi nó là bluetooth để chỉ vị vua Viking Harald Blue Tooth. Ông chỉ nhận được 1.000 euro cho phát minh… Bluetooth cung cấp kết nối không dây tầm ngắn cho điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Ngày nay, có hàng tỷ sản phẩm tích hợp bluetooth để kết nối với các thiết bị không dây khác.
Một trong những đột phá công nghệ lớn nhất trong vài thập kỷ qua là chia sẻ dữ liệu không dây và Wi-Fi (được đặt tên theo sự kết hợp giữa HiFi (Độ trung thực cao) và không dây) là trung tâm của bước nhảy vọt vĩ đại đó.
Wi-Fi được một dự án của Hà Lan tạo ra vào năm 1997; Vic Hayes và Cees Links còn được gọi là cha đẻ của WiFi. Trong khi người Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra WiFi, thì công nghệ mà chúng ta biết ngày nay thực ra được công ty CSIRO của Australia phát triển.
Năm 1957, Willem Johan Kolff giám sát việc cấy ghép trái tim nhân tạo cho một con chó, giúp nó sống được 90 phút. Kolff thành lập Khoa Nội tạng Nhân tạo tại Đại học Utah và tháng 12/1982, nhóm của ông đã cấy ghép cho bệnh nhân Barney Clark một quả tim nhân tạo, giúp ông này sống trong 112 ngày.
Ảnh: expatrepublic.com
Việc bán trái phiếu của các thành phố và bang đã diễn ra từ thế kỷ 13, nhưng nguồn gốc của các sàn giao dịch chứng khoán hiện đại bắt nguồn từ năm 1602. Thị trường chứng khoán doanh nghiệp xuất hiện cùng sự thành lập của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC).
Năm 1609 cổ đông VOC Isaac Le Maire trở thành người bán khống đầu tiên trên thế giới được ghi nhận. Vài thập kỷ sau, người Hà Lan cũng trải qua vụ sụp đổ thị trường chứng khoán đầu tiên trong lịch sử, với bong bóng hoa Tulip khét tiếng năm 1637.
Nếu tra Google “ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới” thì Riksbank của Thụy Điển sẽ xuất hiện. Mặc dù vậy, ngày càng nhiều học giả cho rằng vinh dự đó phải thuộc về Ngân hàng Amsterdam, được thành lập vào năm 1609, trước Riksbank sáu thập kỷ.
Thuộc sở hữu hoàn toàn của thành phố Amsterdam, đây là ngân hàng đại chúng đầu tiên cung cấp các tài khoản không thể chuyển đổi thành tiền mặt. Là ngân hàng trung ương thực sự đầu tiên trên thế giới, nó đã mở đường cho nhiều cột mốc quan trọng, bao gồm cả tờ tiền giấy châu Âu đầu tiên vào năm 1661.
Năm 1891, tại Eindhoven, Philips được thành lập và tham gia vào một số phát triển truyền thông quan trọng thông qua các phát minh của Hà Lan. Philips hợp tác với tập đoàn truyền thông Mỹ MCA sản xuất laserdisk vào năm 1969.
Laserdisc là tiền thân của công nghệ CD và DVD mà Philips hợp tác với Sony để ra mắt lần lượt vào năm 1979 và 1995. Đổi lại, điều này đã mở đường cho việc tạo ra công nghệ BluRay.
Người Hà Lan đã phát minh ra môn thể thao này từ thế kỷ 13. Mùa đông khắc nghiệt của Hà Lan và nhiều tuyến đường thủy nối liền nhau là nơi thử nghiệm lý tưởng cho môn trượt băng tốc độ. Nổi tiếng nhất, cuộc thi trượt băng tốc độ diễn ra ở Friesland, đi qua 11 thành phố lịch sử của tỉnh.
Năm 1939, máy cạo râu điện Philishave đầu tiên của Philips được giới thiệu. Kể từ đó, hơn 400 triệu máy cạo râu đã được bán ra.
Năm 1903, hệ dẫn động 4 bánh lần đầu tiên được áp dụng cho ô tô thương hiệu Spyker của Hà Lan. Ngày nay có thể tìm thấy những chiếc xe bốn bánh ở khắp mọi nơi. Như đã thấy, những phát minh của người Hà Lan đã đóng một vai trò to lớn trong việc định hình thế giới hiện đại.