Những thí nghiệm trên người ghê rợn nhất trong lịch sử

  •   57
  • 13.829

Những thí nghiệm đáng hổ thẹn, không có tính người mà bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thật phẫn nộ.

Các thí nghiệm vốn được thực hiện vì lợi ích của khoa học, vì lợi ích của nhân loại, để cuộc sống con người càng tiến bộ. Tuy nhiên, điều đó lại không phải là mục tiêu của những thí nghiệm dưới đây.

1. “Thiến người” để đánh giá khả năng chịu đựng

Trùm Himmler, người chỉ đạo các chương trình thí nghiệm tàn bạo.
Trùm Himmler, người chỉ đạo các chương trình thí nghiệm tàn bạo.

Khoảng 400 thí nghiệm rùng rợn đó thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng với hàng ngàn nạn nhân.

"Cha đẻ" các chương trình thí nghiệm là thống chế Himmler, chỉ huy trưởng lực lượng Schutzstaffel - tổ chức vũ trang tàn ác nhất của Đức Quốc xã. Và nạn nhân chính là các tù nhân ở mọi độ tuổi, không trừ một ai.

Già, trẻ, gái, trai dù đang khoẻ mạnh cũng bị đè ra chích mầm bệnh dịch hạch vào cơ thể với liều lượng tăng dần; rồi cơ thể phải phơi ngoài tuyết lạnh cho chết cóng; nhiều đàn ông bị "thiến" không thương tiếc hoặc bị bắn đạn chứa chất độc…

Mục đích những trò thí nghiệm quái đản này chỉ để đánh giá khả năng chịu đựng của cơ thể người!

2. Những cuộc giải phẫu sống

Các "nhà khoa học" ở đây tiến hành giải phẫu sống trên các tù nhân mà không dùng thuốc gây tê.
Các "nhà khoa học" ở đây tiến hành giải phẫu sống trên các tù nhân mà không dùng thuốc gây tê.

Ý tưởng của thí nghiệm điên rồ này xuất phát từ Đơn vị 731, là lực lượng mật phục vụ nghiên cứu về chiến tranh sinh học và hóa học, và cũng là đơn vị khét tiếng nhất về các tội ác chiến tranh từng thực hiện bởi phát xít Nhật.

Nạn nhân không ai khác vẫn chính là những tù nhân xấu số. Các "nhà khoa học" ở đây tiến hành giải phẫu sống trên các tù nhân đó mà không cần thuốc gây tê để nghiên cứu bệnh.

Họ khoét mổ phần thân giữa của các tù nhân, sau đó cấy mầm bệnh sốt Rickettsia và bệnh dịch tả. Những người sống sót sẽ bị treo cổ tới chết.

3. Thí nghiệm triệt sản

Mục đích của thí nghiệm này là tránh các nguồn gene xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau.
Mục đích của thí nghiệm này là tránh các nguồn gene xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau.

Thí nghiệm điên rồ trái với quy luật tự nhiên này được thông qua bởi Luật Phòng chống gene khiếm khuyết Progeny của Đức Quốc xã ngày 14//-1933 với mục đích tránh các nguồn gen xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau.

Và 300.000 người trong các trại tập trung khi đó đã trở thành vật thí nghiệm bất đắc dĩ. Họ được đưa vào phòng và phải điền một mẫu đơn đăng ký với mục đích đánh lừa họ.

Các phương thức triệt sản bao gồm: phẫu thuật X-quang, sử dụng thuốc hoặc tiêm i-ốt và nitrat bạc vào cơ thể. Điều này để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hay ung thư cổ tử cung.

Về sau, các bác sĩ ở đây ưu tiên sử dụng phương thức triệt sản phóng xạ. Họ làm cho căn phòng bị nhiễm phóng xạ và khiến tù nhân bị triệt sản hoàn toàn. Một số thì bị bỏng phóng xạ rất nặng.

4. Thí nghiệm trên các cặp song sinh

Mục đích của hí nghiệm này là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong genư của các cặp song sinh.
Mục đích của hí nghiệm này là tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong gene của các cặp song sinh.

Bác sĩ "tử thần" của trại tập trung Auschwitz (Đức Quốc xã) Joseph Mengele chính là “cha đẻ” của thí nghiệm này với mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong genư của các cặp song sinh.

Đã có khoảng 1.500 cặp song sinh bị đưa đến để phục vụ cho thí nghiệm. Tất cả họ đều bị nhốt trong các doanh trại suốt quá trình.

Các bác sĩ ở đâythực hiện những phương thức vô cùng đáng sợ: tiêm thuốc nhuộm vào mắt các cặp song sinh để theo dõi sự đổi màu của mắt có diễn ra không, truyền máu giữa 2 anh em của một cặp song sinh để kiểm tra tương thích máu.

Và ghê rợn hơn là khâu người các cặp song sinh lại với nhau để tạo ra các cặp song sinh dính liền. Cuối cùng, chỉ có khoảng 200 cặp sống sót.

5. Chất độc da cam

Từ năm 1965 - 1966, bác sĩ da liễu Albert Kligman, Mỹ thử nghiệm chất độc da cam, một loại chất dùng để diệt cỏ, lên những tù nhân ở nhà tù Holmesburg. Ông này thử nghiệm một lượng thuốc lớn hơn 468 lần mức con người có thể chịu được. Những nạn nhân sau đó phải chịu đựng nhiều cơn đau kéo dài, lở loét khắp cơ thể, kể cả vùng kín.

Không chỉ dừng lại ở những nạn nhân ban đầu, gia đình có bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc da cam sinh ra những đứa con với nhiều dị tật bẩm sinh.

Những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam.
Những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam. (Ảnh: HC).

6. Nghiên cứu "quái vật" của Wendell Johnson

Đây là một thử nghiệm liên quan đến trẻ em trong một trại trẻ mồ côi Iowa, Mỹ. Năm 1939, giảng viên Wendell Johnson cùng học viên của mình, Mary Tudor tiến hành thử nghiệm với 22 trẻ em mồ côi.

Phương pháp được thực hiện dưới dạng các cuộc phỏng vấn trực tiếp với mục đích tìm kiếm mối liên kết giữa sang chấn tâm lý và sự hình thành những khuyết tật ở não, dẫn đến khiếm khuyết trong cách nói.

Ở nhóm thứ nhất, Wendell tập nói và khuyến khích các bé. Nhóm thứ hai, ông chuyển sang thái độ chỉ trích, chửi rủa và khinh miệt với các bé nói lắp bắp. Những đứa trẻ này lớn lên trong nỗi sợ hãi, hình thành những khiếm khuyết về giọng nói và phát âm. Từ những đứa trẻ được phát triển bình thường, thí nghiệm gây khuyết tật cho chúng suốt phần đời còn lại.

Kết quả thử nghiệm thất bại này bị che giấu cho đến năm 2001, một phóng viên của San Jose Mercury-News điều tra vụ việc và phơi bày sự thật với công chúng.

7. Đơn vị tử thần 731 của Shiro Ishii

Từ năm 1930 - 1940, quân đội Nhật Bản tiến hành chiến tranh sinh học và thử nghiệm y tế đối với con người. Số người chết của các thí nghiệm này vẫn chưa được thống kê chính xác. Theo báo cáo của New York Times, 200.000 người có thể đã chết.

Các tù nhân bị nhiễm virus các bệnh nguy hiểm như dịch hạch, tả, than và các bệnh lây qua đường tình dục. Họ diễu hành trong thời tiết băng giá và sau đó thử nghiệm để xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh tê cóng.

Các cựu thành viên của đơn vị cho biết tù nhân được tiêm khí độc, đặt trong buồng áp lực cho đến khi mắt họ bật ra. Nhiều cuộc giải phẫu cấy ghép, cắt cụt bộ phận cơ thể được thực hiện thường xuyên mà không gây mê.

Khi kết thúc chiến tranh, Shiro Ishii và các nhân viên không phải chịu trách nhiệm vì những tội ác khủng khiếp mà họ gây ra.

8. Thí nghiệm y học của Đức Quốc xã

Những vết khâu trên các nạn nhân sau khi bị gỡ bỏ xương.
Những vết khâu trên các nạn nhân sau khi bị gỡ bỏ xương.

Thế chiến 2, Đức Quốc xã thực hiện thí nghiệm đóng băng trên cơ thể người nhằm mô phỏng các điều kiện mà quân đội Đức phải đối diện. Họ thả những binh sĩ Nga hoặc người Do Thái khỏe mạnh vào một thùng nước lạnh. Đa số nạn nhân mất ý thức và chết khi nhiệt độ cơ thể ở 25 độ C hoặc thấp hơn. Đối với người còn sống, các bác sĩ tiếp tục dội nước sôi vào bàng quang, ruột và dạ dày.

Để nghiên cứu về quá trình tái sinh của cơ thể, các bác sĩ chọn những người khỏe mạnh rồi gỡ bỏ xương vai, cánh tay, hông của nạn nhân và ghép vào một cơ thể khác. Một số bác sĩ chịu trách nhiệm cho những tội ác tàn bạo này sau đó bị xét xử như tội phạm chiến tranh.

9. Thử nghiệm giang mai ở Tuskeegee, Mỹ

Vụ thử nghiệm được thực hiện từ năm 1932 - 1972 bởi Dịch vụ Y Tế cộng đồng Mỹ. Mục đích để theo dõi những hậu quả mà bệnh giang mai để lại nếu không được chữa trị. Nạn nhân là 622 thanh niên đến từ Tuskeegee, 431 người trong số họ mắc bệnh từ trước.

Những người này bị lừa rằng việc thử nghiệm kéo dài 6 tháng, trong khi thật ra lâu đến 40 năm. Họ được chăm sóc miễn phí, bảo hiểm mạng sống và nhiều lợi ích khác khi tham gia. Sau khi số người bị giang mai tăng lên, những dịch vụ y tế cung cấp cho họ dừng lại.

Năm 1972, thông tin thử nghiệm bị lộ, Mỹ dừng lại nhưng lúc đó đã quá muộn. 1/3 số đàn ông tham gia chết vì giang mai, 40 người vợ của họ cũng mắc bệnh giang mai và 19 đứa trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh.

10. Thí nghiệm cấy ghép tinh hoàn của bác sĩ Stanley

Nhà tù San Quentin
Tù nhân tại đây từ năm 1910 đến 1950, bạn còn có thể là "bệnh nhân bất đắc dĩ" của bác sĩ phẫu thuật Leo Stanley.

Bạn có thể nghĩ điều tồi tệ nhất tại nhà tù San Quentin là thức ăn khủng khiếp và những người bạn tù hung hãn. Tuy nhiên, nếu là tù nhân tại đây từ năm 1910 đến 1950, bạn còn có thể là "bệnh nhân bất đắc dĩ" của bác sĩ phẫu thuật Leo Stanley - một tín đồ cuồng tín thuyết ưu sinh. Vị bác sỹ này muốn triệt sản các tù nhân bạo lực và "trẻ hóa" họ bằng nguồn testosterone mới.

Ban đầu, Stanley chỉ đơn giản ghép tinh hoàn của các tù nhân trẻ tuổi mới bị xử tử vào những người đàn ông lớn tuổi hơn chịu bản án chung thân. Sau đó, khi nguồn cung cấp từ con người cạn kiệt, bác sỹ này đã nghiền tinh hoàn tách ra từ dê, lợn và hươu thành một hỗn hợp và tiêm vào bụng tù nhân.

Một số bệnh nhân cho biết cảm thấy khỏe và năng động hơn sau cuộc "điều trị" kỳ quái này. Tuy nhiên, do thiếu sự nghiêm ngặt trong thực nghiệm, không rõ có thể đem lại hiệu quả lâu dài hay không.

11. Thí nghiệm nhà tù Stanford

Giáo sư Philip Zimbardo
Giáo sư Philip Zimbardo.

Đây là thí nghiệm "nổi tiếng" nhất trong lịch sử, thậm chí còn trở thành chủ đề cho một bộ phim phát hành năm 2015. Năm 1971, giáo sư tâm lý học của Đại học Stanford Philip Zimbardo đã tuyển 24 sinh viên. Một nửa trong số này ông gọi là "tù nhân" và nửa còn lại là "lính canh" trong một nhà tù tạm thời tại tầng hầm tòa nhà nghiên cứu. Trong 2 ngày, các "lính canh" bắt đầu khẳng định quyền lực một cách không lành mạnh, và "các tù nhân" đã chống cự lại và nổi dậy, có lúc dùng giường để chặn cửa tầng hầm.

Sau đó, mọi thứ thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát: "lính canh" đã trả đòn bằng cách bắt các tù nhân ngủ trần truồng trên bê tông, gần xô phân của chính mình. Một tù nhân đã hoàn toàn suy sụp, đấm đá và la hét không kiểm soát. (Người này sau đó đã được đưa ra khỏi thí nghiệm).

Kết quả của thí nghiệm là gì? Những người bình thường có thể đầu hàng "con quỷ đen tối" trong mình khi được trao quyền lực. Điều này giúp giải thích mọi thứ diễn ra tại các trại tập trung của Đức Quốc xã đến trại giam Abu Ghraib.

12. Dự án Artichoke và MK-ULTRA

"Liệu rằng chúng ta có thể kiểm soát một người đến mức người đó sẽ đấu tranh với ý muốn của chính mình, thậm chí chống lại các quy luật cơ bản của tự nhiên, như tự bảo tồn?". Đó là một dòng trong một bản ghi nhớ CIA được viết vào năm 1952, bàn về ý tưởng sử dụng ma túy, thôi miên, mầm bệnh vi khuẩn, cách ly kéo dài (và ai biết còn gì khác nữa) để thu thập thông tin từ đối tượng thù địch và tù nhân.

Vào thời điểm bản ghi nhớ này được viết, Dự án Artichoke đã tiến hành được 1 năm. Đối tượng nạn nhân của các kỹ thuật này bao gồm cả người đồng tính, dân tộc thiểu số và tù nhân quân đội.

Năm 1953, Dự án Artichoke đã đổi thành MK-ULTRA ác độc hơn nhiều với việc bổ sung thêm chất gây ảo giác LSD. Đáng buồn thay, hầu hết hồ sơ của các thí nghiệm này đã bị giám đốc CIA lúc bấy giờ là Richard Helms tiêu hủy năm 1973, khi vụ bê bối Watergate đe dọa công khai thông tin chi tiết về MK-ULTRA.

Cập nhật: 06/05/2019 Tổng Hợp
  • 57
  • 13.829