Những thí nghiệm rùng rợn nhất trong lịch sử khoa học thế giới

Những thí nghiệm tàn nhẫn trên động vật
  •   3,714
  • 30.706

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh những trường hợp này, nhưng dù sao chúng cũng đóng góp phần nào cho sự phát triển của ngành y khoa hiện đại.

Tiểu thuyết của Mary Shelley ra đời vào năm 1818 với tựa đề "Frankenstein" là một góc nhìn thẳng thắn về nỗi lo ngại của con người về những hệ lụy không thể đoán trước trong qua trình nghiên cứu và khai thác khoa học, phá vỡ những quy luật luân thường đạo lý.

Thực tế, đã có những thí nghiệm khó mà tưởng tượng nổi đã thật sự được diễn ra, đi ngược với những chuẩn mực nhân đạo ngày nay, nhưng ít nhiều đã mở ra thêm nhiều con đường mới cho ngành y sinh. Nói là điên rồ cũng không sai, nhưng hãy cùng nhìn lại những trường hợp đó một cách khái quát nhất:

Biến mèo thành... điện thoại

Phương pháp biến mèo thành điện thoại có thể sử dụng cho những môi trường bị cách âm.
Phương pháp biến mèo thành điện thoại có thể sử dụng cho những môi trường bị cách âm.

Năm 1929, từ lâu rồi trước khi hiệp hội bảo vệ động vật nuôi được thành lập, Ernest Glen Wever và Charles W Bray đã quyết định thử biến đổi một con mèo sống bằng xương bằng thịt thành thiết bị giao tiếp thông thường của con người.

Sau khi tháo một phần xương sọ của nó, họ lắp các điện cực vào nhóm dây thần kinh thính giác bên phải và cơ thể của con mèo. Chúng được kết nối bởi một sợi cáp dài 18m dẫn đến hệ thống loa khuếch âm ở trong phòng cách li. Khi một người nói vào tai của con mèo, âm thanh đó có thể được truyền qua loa vào trong phòng để người bên kia nghe được.

Những tài liệu ghi chép cho thấy: "Chất lượng âm thanh hoàn toàn rõ ràng, mọi nội dung đều được nhận thức rõ". Họ cũng ghi nhận đây là phương pháp có thể sử dụng cho những môi trường bị cách âm. Đặc biệt, sau khi tiêu hủy đối tượng thí nghiệm, họ cũng đã lặp lại một số lần và nhận ra chỉ có vật thể sống mới có thể truyền tín hiệu.

Chó 2 đầu

Có những thứ trong y khoa mà người ta sẽ coi là chuyện viễn tưởng cách đây nửa thế kỷ. Tuy nhiên, y khoa thời đó cũng thực hiện những điều mà thời nay nghĩ là chỉ có trong tiểu thuyết khoa học. Các thí nghiệm để tạo ra một con chó hai đầu những năm 1950 và 1960 là một trong những điều như thế.

Các thí nghiệm đều do nhà khoa học Liên Xô Vladimir Demikhov thực hiện. Ông là một nhà tiên phong trong lĩnh vực ghép tạng. Tiến sĩ Demikhov đi tiên phong trong sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong ghép tạng và thiết kế ra thiết bị hỗ trợ tim cơ khí đầu tiên – tiền thân của tim nhân tạo thời hiện đại.

Với thiết bị hỗ trợ tim nói trên, ông Demikhov có thể kiểm soát chức năng tim của một con chó trong vòng 5 tiếng. Đây là một thí nghiệm lần đầu tiên duy trì tuần hoàn trong một con vật mà tim đã bị cắt bỏ. Trước thời ông Demikhov, đây là một điều mà nhiều người cho là bất khả thi.

Chú chó 2 đầu đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, mặc dù chỉ 4 ngày sau chúng đã chết.
Chú chó 2 đầu đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, mặc dù chỉ 4 ngày sau chúng đã chết.

Sinh ra vào năm 1918, ngay sau thời điểm diễn ra Cách Mạng Nga, Vladimir Demikhov là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cấy ghép cơ quan trên động vật từ những năm 1930-1960. Mặc dù nay ông được ca ngợi là một trong những tên tuổi tiên phong khá lỗi lạc, nhưng những thí nghiệm kinh hoàng của mình đối với chó đã vô tình để lại một vết nhơ khó xóa. Một trong số đó là nỗ lực cố gắng "kết hợp" 2 chú chó vào làm 1.

Ca phẫu thuật của ông thực hiện bằng cách khâu phần đầu của chú chó Shavka 9 tuổi vào cơ thể của một con chó khác lớn hơn - Brodyaga. Được biết, trước đó chính tay họ đã phải tách động/tĩnh mạch chủ và phần cột sống nối đến cổ của Shavka để có thể nối đầu nó vào cơ thể Brodyaga.

Bất ngờ là chú chó 2 đầu đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, mặc dù chỉ 4 ngày sau chúng đã chết. Tuy nhiên, điều đáng nói và ghê sợ ở đây là Demikhov vẫn tiếp tục tiến hành thêm nhiều thí nghiệm tương tự nữa trên nhiều con chó khác nhau.

Mặc dù nghiên cứu của ông Demikhov có tiềm năng nhưng thí nghiệm với chó hai đầu của ông phần lớn bị cộng đồng khoa học bác bỏ. Chỉ một số nhà khoa học công nhận, điển hình là nhà khoa học thần kinh người Mỹ Robert White, người đã lặp lại thí nghiệm của ông Demikhov trên khỉ những năm 1970. Mặc dù hai thí nghiệm về cơ bản giống nhau và chứng minh một điều rằng ghép nguyên một cái đầu là hoàn toàn có thể.

Chỉ có một điều khác biệt là ghép đầu khỉ gần giống với quy trình cần thiết để ghép đầu người – mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này. Demikhov gắn đầu một con chó vào thân một con khác vẫn còn sống, còn White ghép đầu một con khỉ vào một thân con khỉ không đầu.

Phục chế khuôn mặt

Tất nhiên là lịch sử y học không thể nào chỉ toàn những dấu đen đáng sợ như trên được.
Tất nhiên là lịch sử y học không thể nào chỉ toàn những dấu đen đáng sợ như trên được.

Trong và sau khi diễn ra Thế Chiến thứ nhất, ít nhất 300 binh lính đã phải vào việc điều trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Queen do trúng phải mảnh bom đạn. Dù hơi sửng sốt khi chứng kiến nhưng ít ra đây cũng là thành tựu đáng hoan nghênh nhằm mục đích nhân đạo.

Những thành quả của Tiến sỹ Harold Gillies là một trong những cái tên đáng được ca ngợi nhất. Cuốn sách "Plastic Surgery of the Face" cũng được mở bán miễn phí trên archive.org.

Ca phẫu thuật cho Đại úy William Spreckley (ảnh trên) được nhắc đến nhiều nhất, khi ông vốn đã bị thương nặng bởi nhiều mảnh đạn lên mặt, đặc biệt là phần mũi và má, vào tháng 1 năm 1971.

Tiến sỹ Gillies đã lấy một phần sụn xương sườn của bệnh nhân và cấy vào khu vực trán bị tổn thương. Sau 6 tháng tiếp tục điều trị, Tiến sỹ lại lấy nó ra và dùng để tái tạo khuôn mũi. Sau 3 năm theo dõi và chăm sóc, tình trạng của Spreckley đã tiến triển thêm rất nhiều và có thể xuất viện.

Lợn phát sáng

Các nhà khoa học Đài Loan đã tiến hành cấy dữ liệu gene vào phôi của lợn.
Các nhà khoa học Đài Loan đã tiến hành cấy dữ liệu gene vào phôi của lợn.

Đã xuất hiện nhiều loài động/thực vật được biến đổi gene để phát sáng trong bóng tối, nhưng lợn thì chưa ai nghĩ đến cả. Năm 2006, các nhà khoa học từ Khoa Công nghệ về Động vật học - Đại học Quốc gia Đài Loan đã quyết định cấy thêm những dữ liệu gen vào phôi của những cá thể lợn.

Cuối cùng, 3 cá thể đã được ghi nhận có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang xanh. Không chỉ tầng da bên ngoài mà cả nội tạng của chúng cũng phát sáng tương tự. Được biết, dù không phải lần đầu tiên nhưng lại là trường hợp thu được kết quả khả quan và độc đáo nhất từ trước tới giờ.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng thành tựu liên quan có thể được ứng dụng để phát triển thêm trong lĩnh vực nghiên cứu về gen và tế bào gốc cũng như các mầm bệnh của con người.

Chuột mọc tai người

Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của việc nuôi cấy mô sụn nhân tạo trong y học.
Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của việc nuôi cấy mô sụn nhân tạo trong y học.

Vacanti là tên một cá thể chuột được thí nghiệm vào năm 1997, với đặc điểm cơ thể dị thường là một bộ phận giống hệt tai người mọc ra ở sau lưng.

Thực chất, bộ phận đó được làm từ khung polyme sinh học. Các tế bào sụn dưới da dần được nuôi dưỡng và phát triển để cuối cùng mọc lên hoàn thiện như vậy. Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của việc nuôi cấy mô sụn nhân tạo trong y học. Tuy nhiên, vào thời điểm bấy giờ, do chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền nhận thức nên đó chỉ là một trò cười cho thế giới.

Thí nghiệm thuốc gây nghiện trên loài khỉ

Trường hợp con khỉ sử dụng cả cocaine và mooc-phin trong 2 tuần liền sẽ bị chết.
Trường hợp con khỉ sử dụng cả cocaine và mooc-phin trong 2 tuần liền sẽ bị chết.

Những chú khỉ bị đem làm thí nghiệm với mục đích đơn thuần chỉ để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người. Những phương thức dùng trong thí nghiệm này đã vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật.

Những con khỉ được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi đã thành thục, có thể tự tiêm được thì các chuyên gia đưa cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng.

Dĩ nhiên, những con khỉ bị nghiện và có những phản ứng tiêu cực như: tự làm tay mình bị thương, co giật khi dùng cocaine, tự bứt hết lông ở cánh tay và bụng, tự bẻ ngón tay do ảo giác…

Thí nghiệm “chế tạo” mèo điệp viên

Mèo được huấn luyện trong 5 năm nhưng thí nghiệm thất bại, nó lao vào taxi và chết tại chỗ.
Mèo được huấn luyện trong 5 năm nhưng thí nghiệm thất bại, nó lao vào taxi và chết tại chỗ.

Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời.

Không chỉ dừng lại ở việc việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo - đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.

Thí nghiệm thất bại thảm hại, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ.

Thí nghiệm trên loài thỏ

Con thỏ đau đớn vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.
Con thỏ đau đớn vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.

Mục đích của thí nghiệm là dùng để đo mức độ kích ứng trên da, tổn hại trên mô nhạy cảm và độc tố của những chất khác nhau được sử dụng làm mỹ phẩm.

Các chuyên gia sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp để thử trên mắt của nhiều con thỏ, qua đó nhằm đánh giá tình hình mô mắt bị hủy hoại như thế nào.

Sau khi bị nhỏ những hóa chất như trên mà không có thuốc an thần hỗ trợ, những con thỏ gần như lập tức phát ra những tiếng kêu đau đớn, thậm chí chúng còn gãy cả cổ hay lưng vì cố gắng vùng vẫy thoát khỏi sự kìm kẹp của các dụng cụ nghiên cứu.

Sau thí nghiệm, những chú thỏ này phải đối mặt với những nỗi đau từ hiện tượng nổi ban đỏ, phù nề, chảy mủ, loét, xuất huyết và mù lòa, thậm chí có thể dẫn đến cái chết.

Thí nghiệm sử dụng phương pháp “kiềm chế”

Chú khỉ đáng thương bị đem ra làm vật thí nghiệm.
Chú khỉ đáng thương bị đem ra làm vật thí nghiệm.

Thí nghiệm này áp dụng cho loài khỉ. Chúng sẽ bị khóa tay và nhốt vào lồng hẹp, kín rồi ép lại. Ngoài ra, chúng còn bị tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần để hạn chế phản ứng chống cự.

Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.

Thí nghiệm lai dê với nhện

Thí nghiệm lai dê với nhện
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm và cho ra một đàn dê cái "sản xuất" sữa có chứa tơ. 

Không có gì tẻ nhạt bằng việc thu hoạch tơ nhện. Đầu tiên, nhện thường rất nhỏ nên một nhân viên phòng thí nghiệm sẽ phải "nhặt nhạnh" tơ của hàng ngàn cá thể mới có thể lấp đầy một ống nghiệm. Thứ hai, nhện cực kỳ có tính lãnh thổ, vì vậy mỗi cá thể sẽ phải cách ly với những con khác chứ không thể nhốt chung vào một lồng.

Vậy phải làm sao? Chà, chỉ cần ghép gene tạo tơ của nhện vào bộ gen của một loài động vật khác dễ điều khiển hơn, như một con dê chẳng hạn. Đó chính xác là những gì các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Wyoming đã tiến hành vào năm 2010, cho ra kết quả là một đàn dê cái "sản xuất" sữa có chứa tơ. Những người tham gia nghiên cứu khẳng định, đàn dê vẫn hoàn toàn bình thường. Vậy nên, đừng ngạc nhiên nếu một ngày bạn đến thăm bang Wyoming và thấy một con dê Angora treo lơ lửng dưới vách đá.

Thử nghiệm thuốc gây ảo giác trên voi

Thử nghiệm thuốc gây ảo giác trên voi
Kết quả nghiên cứu này cho rằng thuốc gây ảo giác LSD. có tác dụng trong việc kiểm soát voi ở châu Phi.

Thuốc gây ảo giác LSD được biết đến nhiều ở Mỹ khoảng giữa thập niên 1960. Trước đó, nó là chủ đề của các nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Một số trong những thí nghiệm này là hợp lý, một số là độc ác, và một số chỉ đơn giản là vô trách nhiệm.

Năm 1962, một bác sĩ chuyên về tâm thần tại Trường Y khoa Thành phố Oklahoma đã tiêm 297 miligam thuốc ảo giác LSD vào một con voi vị thành niên. Lượng này gấp hơn 1.000 lần liều thông thường cho con người. Sau vài phút, chú voi Tusko lắc lư, oằn mình ngã xuống đất, đại tiện và lên cơn động kinh. Nhằm hồi sức cho Tusko, các nhà nghiên cứu đã tiêm một liều lớn thuốc điều trị tâm thần phân liệt để chấm dứt triệu chứng. Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature cho rằng LSD "có tác dụng trong việc kiểm soát voi ở châu Phi".

Thí nghiệm tình dục trên động vật

Theo PETA, hiện tại có nhiều tổ chức đang thực hiện các thí nghiệm liên quan đến đời sống tình dục của động vật. Mục đích của những thí nghiệm dạng này không phải cho vui, mà nhằm tìm ra khu vực chịu trách nhiệm cho khoái cảm tình dục của động vật, và từ đó áp dụng cho con người.

Tuy nhiên, các hình thức thí nghiệm thì gây ra nhiều tranh cãi, với chuột là những ví dụ điển hình nhất. Chúng bị lột toàn bộ da trên bộ phận sinh dục, sau đó đấu các điện cực vào đó để xem mức độ phản ứng như thế nào, hoặc xét phản ứng với những hóa chất khác nhau. Đa số chuột đực sau khi kết thúc thí nghiệm sẽ chết, để lại "của quý" cho con người mổ xẻ.

Trong một số thí nghiệm khác, chuột cái sẽ bị khóa chặt, khoan một lỗ trên hộp sọ và phá hủy một phần não bộ. Sau đó, con cái sẽ được cho ngửi nước tiểu của chuột đực - từ những con chuột bình thường hoặc đã bị triệt sản - để kiểm tra phản ứng.

Mục đích thì như đã nêu, là để kiểm tra các khu vực não bộ chuột phản ứng thế nào trước kích thích tố từ con đực. Và khi kết thúc thí nghiệm, tất cả số chuột này sẽ bị tiêu hủy, để lại bộ não nhằm phục vụ nghiên cứu.

Huấn luyện trong quân đội

Huấn luyện trong quân đội

Theo số liệu của PETA, mỗi năm có 10.000 động vật sống tại Hoa Kỳ bị bắn, bị đâm chém, mổ xẻ và sát hại nhằm phục vụ quá trình huấn luyện trong quân đội.

Trước kia, PETA đã từng thực hiện một vài video liên quan đến quá trình này, trong đó có đoạn phim về cảnh một con dê bị cắt chân, rút nội tạng khi còn sống nhằm huấn luyện sơ cứu cho quân y. Sau khi công bố video, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA đã lập tức lên tiếng, yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo tính nhân văn khi thực hành huấn luyện trong quân đội.

Dẫu vậy, những bài tập tương tự vẫn xuất hiện mà không có dấu hiệu giảm bớt. Mỉa mai thay, ngay cả trong các bài tập sơ cứu thì các con vật cũng không thể sống sót, mà thường mất máu đến chết.

Thí nghiệm khói thuốc

Thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên, một số công ty thuốc lá tại Hoa Kỳ lại muốn chứng minh điều ngược lại, bằng những thí nghiệm cho động vật hút thuốc.

Thí nghiệm khói thuốc

PETA nêu đích danh R.J. Reynolds và Philip Morris International - 2 tập đoàn thuốc lá khổng lồ đang làm điều này. Họ cho các loài vật như khỉ, chó, mèo, gia súc... hút thuốc hàng ngày, bơm thẳng khói thuốc vào mũi chúng hàng giờ liền. Hệ quả, da của chúng bị tổn hại nghiêm trọng, lông rụng hết, mắt đỏ ngầu, và bắt đầu có dấu hiệu ho. Nhưng ung thư thì không, và họ cho rằng điều này chứng minh khói thuốc không liên quan đến ung thư.

Tuy vậy, các nhà khoa học cho rằng thí nghiệm như vậy không có ý nghĩa gì cả. Các loài vật thực chất có phản ứng rất khác con người đối với các hóa chất độc hại trong khói thuốc, vậy nên việc ung thư không xuất hiện ở động vật không có nghĩa là con người cũng vậy.

Và ngoài ra, khoa học thực chất có nhiều phương pháp khác để thử nghiệm tính độc hại của thuốc lá mà không cần đến động vật. Vậy mà, các thí nghiệm như vậy vẫn tồn tại, khiến nhiều sinh linh phải chịu đựng hết sức khổ sở.

Cập nhật: 30/07/2024 Tổng Hợp
  • 3,714
  • 30.706