Trái đất - “ngôi nhà xanh” của chúng ta luôn chứa đựng trong nó rất nhiều câu chuyện kỳ lạ và thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết.
Dưới đây là 50 trong số những điều như vậy.
Ngôi nhà chung của chúng ta, Trái đất, là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời và là nơi duy nhất trong vũ trụ (cho đến thời điểm này) có một bầu khí quyển chứa đầy khí Oxy tự do, có những đại dương mênh mông sóng nước và trên hết là có sự sống.
Nó không phải là khối cầu hoàn hảo. Khi Trái đất quay, sự tác động của lực hấp dẫn và lực ly tâm khiến nó phình ra ở phần giữa, tạo nên hình giống như quả bí ngô. Hiện nay, tình trạng băng tan ngày càng nhiều là nguyên nhân khiến vành xích đạo nở ra.
“Mẹ Trái đất” có kích cỡ “vòng eo” khá lớn. Tính từ đường xích đạo, chu vi của nó là 40.075km.
Có thể bạn đứng yên, nhưng thực chất bạn vẫn đang chuyển động cùng Trái đất mà không biết. Tốc độ nhanh chậm còn tùy thuộc vào nơi bạn đứng. Những người ở khu vực gần đường xích đạo xê dịch nhanh nhất, trong khi mọi sinh vật phía Bắc cực và Nam cực thì không. (Hãy tưởng tượng hình ảnh quả bóng rổ quay trên ngón tay bạn, một điểm bất kỳ trong đường xích đạo của quả bóng đó chắc chắn sẽ di chuyển nhiều hơn so với 2 đầu nằm trên trục thẳng, hiện tượng này gần giống như thế).
Trái Đất ngoài chuyển động tự quay quanh trục còn di chuyển xung quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 107.826km/h.
Thiên thạch và Trái đất hình thành cùng một thời gian cho nên căn cứ vào niên đại của các loại đá và thiên thạch lâu đời nhất từng được phát hiện, giới khoa học nhận định Trái đất khoảng 4,54 tỉ năm tuổi.
Hàng ngày bạn đều bước đi trên mặt đất mà có thể không biết rằng nó đã được “tái sử dụng”. Các lớp đất đá trên Trái đất biến đổi theo chu kỳ: đá lửa thành các loại đá trầm tích, sau đó là đá biến chất rồi quay trở lại như ban đầu.
Các trận động đất diễn ra khắp bề mặt Mặt trăng, mặc dù ít phổ biến và ít nghiêm trọng hơn so với trên Trái đất. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), chúng dường như có liên quan đến áp lực thủy triều kết hợp với khoảng cách không ổn định giữa Trái đất và Mặt trăng. Động đất trên Mặt trăng cũng có xu hướng xảy ra ở độ sâu lớn, khoảng giữa bề mặt Mặt trăng với trung tâm của nó.
Trận động đất lớn nhất thế giới diễn ra ở Chile vào ngày 22/5/1960 có cường độ 9,5 độ richter, theo USGS.
El Azizia ở Libya đã đạt được mức nhiệt độ kỷ lục 57,8 độ C vào ngày 13/9/1922.
Không có gì ngạc nhiên khi “giải thưởng” này thuộc về Nam Cực. Tại đây, nhiệt độ vào mùa đông có thể giảm xuống tới -73 độ C. Và nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên trái đất là -89 độ C ở Trạm Vostok của Nga đặt tại Nam cực vào ngày 21/7/1983.
Các tảng băng Nam Cực chứa khoảng 70% lượng nước ngọt của Trái đất.
Măng đá là một dạng trầm tích hang động phát triển từ nền hang động đá vôi, với hình măng, nón thấp nhỏ. Măng đá lớn nhất thế giới cao 67,2m nằm tại hang Infierno San Cuevo Martin, Cuba.
Bởi vì Trái đất không phải là một khối cầu hoàn hảo nên khối lượng của nó không được phân bổ đồng đều tại mọi điểm. Và điều này cũng có nghĩa là trọng lực ở các khu vực khác nhau sẽ không giống nhau.
Sắt là nguyên tố chính trong nhân Trái đất. Do sức nóng từ trong nhân, kim loại sẽ chảy tràn lên bề mặt nhân, nguội đi và lại chìm xuống phía dưới. Đồng thời nó chảy theo đường xoắn ốc do Trái đất quay. Sự chuyển động của sắt có khả năng dẫn điện sẽ làm xuất hiện một nguồn điện. Và khi có dòng điện chảy thì sẽ xuất hiện từ trường. Kể từ đầu thế kỷ 19, cực từ Bắc đã di chuyển lên phía bắc hơn 1.100km. Con số này đang ngày càng gia tăng, từ 16km mỗi năm trong thế kỷ 20 lên tới 64km vào thời điểm hiện nay.
Với độ cao 8.848 mét so với mực nước biển và thuộc dãy Himalaya, Everest không những là ngọn núi cao nhất tại châu Á mà còn được gọi là “nóc nhà của thế giới”.
Trong vòng 20 triệu năm qua, hành tinh của chúng ta cứ khoảng 200.000 - 300.000 năm lại diễn ra hiện tượng đảo cực. Thời gian đảo cực từ kéo dài hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm.
Trái đất từng có đến 2 mặt trăng 1 nhỏ 1 lớn quay xung quanh. Sau vài chục triệu năm, mặt trăng nhỏ (rộng khoảng 1.200km) trở nên bất ổn và đâm vào mặt trăng lớn.
Trong báo cáo ngày 20/12/2011, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện một thiên thạch cỡ nhỏ bí ẩn bay quanh Trái đất từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nó không phải là trường hợp bất thường. Những thiên thạch kiểu này vẫn đến và đi một cách thường xuyên, Trái đất của chúng ta luôn luôn có thêm một mặt trăng phụ nhất thời.
Ở Thung lũng Chết (California, Mỹ) có những hòn đá nặng hàng trăm kg có thể tự di chuyển. Theo NASA, lòng hồ khô cạn ở Thung lũng Chết khá ẩm ướt và lạnh nên có thể tạo thành băng, tạo điều kiện cho chúng có thể dịch chuyển dễ dàng.
Ngày 8/5/1978, 2 nhà leo núi Reinhold Messner và Habeler Peter đã trở thành người đầu tiên tới được đỉnh Everest mà không cần sự trợ giúp của bình oxy.
Được gọi là Sống núi giữa đại dương, dãy núi nằm dưới nước này trải dài khoảng 65.000km.
Xuất hiện tại các vùng nước nhiệt đới ít dinh dưỡng, những rạn san hô góp phần hỗ trợ cho một hệ thống đa dạng sinh học đặc biệt. Được tạo thành bởi sinh vật đơn bào dạng ống rất nhỏ, nhưng khi các sinh vật này đứng cạnh nhau, chúng lại tạo nên cấu trúc sống lớn nhất trên Trái Đất, thậm chí có thể nhìn thấy từ không gian.
Nơi sâu nhất thế giới nằm ở rãnh Mariana thuộc bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương. Điểm sâu nhất là 10.916 mét dưới mực nước biển, được phát hiện vào ngày 1/6/2009.
Đó là Biển Chết, khu vực nằm giữa Jordan, Israel và Bờ Tây với độ sâu 423 mét so với mực nước biển.
Ở Cameroon và vùng biên giới Rwanda với Cộng hòa Dân chủ Congo có ba cái hồ chết người: Nyos, Monoun và Kivu. Chúng đều là những hồ trên miệng núi lửa, hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa và do tích tụ nước mưa. Lớp đá mắc-ma bên dưới bề mặt giải phóng carbon dioxide vào các hồ. Khí độc thoát ra bầu khí quyển đã dấn đến cái chết của nhiều người dân trong vùng.
Khi khí hậu bị biến đổi, các sông băng tan chảy làm mực nước biển dâng cao. Mỗi sông băng đóng góp 10% lượng nước trên thế giới. Tuy nhiên, điều này làm cho khu vực Bắc Cực thuộc Canada đã mất đi khối lượng tương đương 75% lượng nước hồ Erie từ năm 2004 và 2009.
Các hoạt động của con người như cuộc thử nghiệm hạt nhân vào những năm 1950 đã giải phóng lượng phóng xạ không nhỏ vào khí quyển. Những nguyên tử phóng xạ này sẽ lẫn vào trong hạt đất và hạt bụi. Nhưng một số lại mắc kẹt trong các sông băng. Không ít sông băng đang tan chảy quá nhanh và có nguy cơ biến mất trong nửa thế kỷ.
Cuộc sống trên Trái đất xưa kia từng được bao phủ bởi một màu tím chứ không phải xanh lá cây như ngày nay. Các vi khuẩn cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử khác ngoài chất diệp lục để khai thác ánh sáng mặt trời, và chính chất này mang lại cho sinh vật sắc tím.
Sấm sét là hiện tượng phóng điện trong tự nhiên. Một tia sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C.
Các đại dương bao phủ 70% bề mặt Trái đất. Con người mới chỉ khám phá được khoảng 5%, có nghĩa là còn tới 95% các vùng biển rộng lớn trên hành tinh chưa bao giờ được nhìn thấy.
Nằm dưới những vùng biển rộng lớn kia là khoảng hơn 20 triệu tấn vàng. Chúng có thể được hòa vào nước biển hay bám trong các hòn đá dưới đáy biển. Như vậy, trung bình mỗi người trên hành tinh này có thể sở hữu trên 4kg vàng.
Mỗi năm có hàng trăm thậm chí hàng ngàn tấn vật chất cỡ nhỏ phân tán trong khoảng không giữa các thiên thể (chủ yếu dưới dạng bụi) trôi dạt xuống bề mặt Trái đất.
Trái đất cách mặt trời khoảng 150.000.000km. Ở khoảng cách này, ánh nắng mặt trời phải mất 8 phút 19 giây mới có thể đến được hành tinh của chúng ta.
Nhiều nhà khoa học tin rằng Mặt Trăng là kết quả của vụ va chạm giữa một vật thể có kích thước sao Hỏa với Trái đất nguyên thủy. Các mảnh vỡ tập trung lại với nhau tạo thành Mặt trăng.
Các lục địa của Trái đất được cho là đã va chạm lẫn nhau, hình thành nên một siêu lục địa và từng tan vỡ vài lần trong lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất. Siêu lục địa gần đây nhất, Pangaea, bắt đầu chia tách từ khoảng 200 triệu năm trước.
Dãy Himalaya kéo dài 2.900km dọc theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng. Dãy núi rộng lớn này bắt đầu hình thành từ khoảng 40 đến 50 triệu năm trước đây, bởi sự chuyển động và va chạm của các tầng đá, tạo ra các đỉnh núi lởm chởm.
Núi lửa Stromboli ngoài khơi bờ biển phía tây miền nam Italy đã phun trào gần như liên tục trong hơn 2.000 năm, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Biệt danh “Ngọn hải đăng của Địa Trung Hải” cũng ra đời từ đó.
Tambora là một núi lửa trên đảo Sumbawa, In-đô-nê-xi-a. Núi lửa này đã từng phun trào vào năm 1815. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng từ miệng núi có độ cao khoảng 4.000m, giết chết khoảng 71.000 người.
Các bờ biển chiếm khoảng 20% diện tích nước Mỹ (chưa kể vịnh Alaska), và là nơi sinh sống của hơn 50% dân số Mỹ.
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Trái đất, bao phủ một diện tích rộng 155 triệu km2, lớn hơn gấp 2 lần Đại Tây Dương.
General Sherman (California, Mỹ) là cây lớn nhất còn sống trên hành tinh. Cây cao khoảng 83,6 mét, chỉ riêng phần thân đã chứa 1487 mét khối gỗ.
Armillaria là một thân nấm khổng lồ lan trên khoảnh rừng rộng gần 10km2 ở bang Oregon (Mỹ), tương đương với khoảng 1.600 sân bóng đá. Có thể nói nó là cá thể có kích cỡ khổng lồ nhất từ trước tới nay.
Dơi mũi lợn của Kitti được tìm thấy ở Đông Nam Á, cơ thể chúng chỉ dài khoảng 29-33mm và nặng khoảng 2 gam.
Manila (Philippines) được coi là thành phố chật chội nhất thế giới. Theo cuộc điều tra dân số năm 2007, với diện tích 38,55 km2 mà có tới 1.660.714 người dân sinh sống với mật độ dày đặc khoảng 43.079 người/km2.
Nếu bạn là người không thích sự ồn ào thì Greenland là một điểm đến khá lý tưởng. Quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch này tự hào vì có mật độ dân số thấp nhất trên trái đất. Năm 2010, 56.534 người sống trong một diện tích rộng lớn tới 2.166.086 km2. Hầu hết các khu định cư ở Greenland tập trung trên bờ biển, tuy nhiên, do mật độ dân số thấp này có phần gây hiểu nhầm.
Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chilê và một phần nhỏ ở phía nam Peru. Đây được coi là nơi khô cằn nhất trên trái đất. Ở một số khu vực giữa sa mạc, mưa chưa bao giờ xuất hiện.
Nhà thám hiểm Na Uy Roald Amundsen được coi là đầu tiên đặt chân đến Nam Cực. Ông cùng với 4 người bạn đồng hành đã sử dụng những con chó để kéo xe trượt tuyết. Đây được coi là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho họ.
Các nhà khoa học không gian đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh sự tồn tại của một số hành tinh giống như Trái Đất quay quanh các ngôi sao ở xa. Kepler-22b là một trong số hành tinh có điều kiện khí hậu hỗ trợ sự sống.
Cực quang xảy ra khi các hạt mang tích điện từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất. Trong quá trình di chuyển, những hạt mang điện tích đâm vào các nguyên tử oxy và nitơ khiến mức năng lượng của chúng tăng lên. Kết quả là những nguyên tử nitơ và oxy phát ra dải ánh sáng nhiều màu sắc.
Thường thì những dải ánh sáng xuất hiện ở bán cầu nam (còn gọi là nam cực quang) xuất hiện ít hơn so với bắc cực quang, khi các dải ánh sáng xuất hiện ở phía bán cầu bắc.