Bộ xương của một người đàn ông được phát hiện trong phần mộ đặt tại một nơi mà hiện nay trở thành khuôn viên trường đại học Anh quốc. Nó có lẽ là bộ xương của một trong những nạn nhân đầu tiên của bệnh lao tại Anh.
Xác định niên đại bằng cácbon phóng xạ cho thấy nạn nhân đã chết vào thế kỷ thứ 4, khoảng năm 302 sau Công Nguyên khi người Roman trị vì vùng đất. Nạn nhân được mai táng trong hố đất nông, được đặt nghiêng bên phải trong tư thế người gập lại.
Nạn nhân có tuổi khoảng từ 26 đến 35, mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt từ nhỏ, cao khoảng 5 fut, bề ngang 4 inch – bé nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình của nam giới người Roman.
Ca mắc bệnh lao đầu tiên được phát hiện tại Anh quốc là vào thời Đồ Sắt (năm 300 trước Công Nguyên), nhưng các ca nhiễm bệnh ở thời kỳ người Roman chiếm lĩnh khá hiếm, chủ yếu chỉ xuất hiện ở lãnh thổ phía nam nước Anh. Bệnh lao hoành hành mạnh mẽ nhất từ thế kỷ 12 sau Công Nguyên tại Anh khi đó người dân đang sống trong môi trường thành thị. Do đó bộ xương có thể cung cấp bằng chứng quan trọng về nguồn gốc và quá trình phát triển của căn bệnh ở Anh.
Địa điểm mai táng
Các tàn tích còn lại đã được phát hiện trong chuyến khai quật khảo cổ vào đầu năm nay tại khu vực mở rộng thuộc đại học York ở Heslington East. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được bộ xương ở gần khu vực tàn tích một ngôi nhà vào cuối thời kỳ Roman, gần với một con đường cổ thuộc đế chế Roman nằm giữa York và Barton-on-Humber.
Bộ xương có niên đại từ năm 302 sau Công Nguyên phát hiện thấy tại Anh. Các nhà khảo cổ học cho rằng bộ xương có dấu tích của bệnh lao và cũng là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất. (Ảnh: Sarah Mitchell/ Đại học York) |
Địa điểm mai táng nằm trên khuôn viên trường học. Nhưng đại học York dự định phát triển kế hoạch phục vụ cho khảo cổ học cộng đồng và giáo dục khi giai đoạn nghiên cứu đã hoàn thành.
Đại học York ủy quyền cho Malin Holst thuộc công ty York Osteoarchaeology tiến hành phân tích chi tiết bộ xương. Phân tích cho thấy nguyên nhân của cái chết có lẽ là do bệnh lao. Báo cáo phân tích đã được công bố trong tuần này.
Trong báo cáo, Holst viết: “Xương sống bị hủy hoại nghiêm trọng ở các đốt sống phía dưới, xương cùng dính vào xương chậu cho thấy nạn nhân có thể mắc lao dạ dày – ruột. Các phân tích ADN đang được tiến hành để kiểm chứng điều này. Có thể tình trạng nghiệm trong của căn bệnh đã khiến nạn nhân tử vong”.
Bệnh lao
Lao dạ dày – ruột do vi khuẩn Mycobacterium bovis gây ra. Nó có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta ăn thịt hoặc sữa từ gia súc nhiễm bệnh, từ đó nó dễ dàng xâm nhập vào ruột. Hiện nay vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis tấn công con người theo nhiều cách và cũng phổ biến hơn. 1/3 dân số thế giới hiện đang mắc Mycobacterium tuberculosis.
Các nhà khảo cổ học đang xem xét bộ xương có niên đại từ năm 302 sau Công Nguyên mang dấu tích của bệnh lao. (Ảnh: Sarah Mitchell/ Đại học York) |
Căn bệnh này làm ảnh hưởng tới cột sống và xương chậu của con người. Có thể nạn nhân nói trên đã mắc bệnh từ bé do ăn thịt hoặc sữa gia súc nhiễm bệnh. Nhưng cũng có thể căn bệnh đã xâm nhập qua đường phổi. Căn bệnh không phát cho đến tận khi nạn nhân trưởng thành, lúc đó giai đoạn tiến triển bệnh thứ hai mới gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Heslinton thuộc Khoa Khảo cổ học, đại học York cho biết: “Đây là một phát hiện đáng chú ý, nghiên cứu chi tiết về bộ xương này sẽ cung cấp cho chúng ta những đầu mối quan trọng về sự phát sinh của bệnh lao vào cuối thời kỳ Roman ở Anh đồng thời nó cũng cung cấp các thông tin về cuộc sống ở York từ cách đây 1500 năm”.
“Nơi chôn cất như thế này rất gần với khu vực sinh sống của người dân, điều này không bình thường ở thời gian đó bởi hầu hết mồ mả đều được đặt tại nghĩa trang. Có thể nạn nhân được chôn ở đây là do bệnh lao lúc đó rất hiếm xảy ra, người ta không muốn phải mang thi thể đi xa”.
Chi tiết
“Nạn nhân có dấu hiệu tổn thương cơ bắp. Các cơ bắp khỏe mạnh cho thấy nạn nhân đã tiến hành nhiều hoạt động thể chất lặp đi lặp lại khi anh ta còn khỏe mạnh. Có một số dấu hiệu hao mòn, mảnh vỡ ở răng trước của anh ta có lẽ là kết quả của hoạt động quen thuộc được lặp đi lặp lại. Xương cũng có bằng chứng bị nhiễm bệnh ở cả hai chân sau nhưng dường như lại đang lành lại vào thời điểm nạn nhân tử vong”.
Công cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Charlotte Roberts thuộc đại học Durham cùng với Terry Brown thuộc đại học Manchester hiện đang nghiên cứu ADN của bộ xương. Quá trình này thuộc nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và lan rộng của vi khuẩn gây bệnh lao ở Anh cũng như Châu Âu được Hội đồng nghiên cứu môi trường quốc gia tài trợ.
Ảnh chụp gần bộ xương. (Ảnh: Sarah Mitchell/ Đại học York) |