Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch 43 triệu năm tuổi của loài cá voi bốn chân lưỡng cư chưa từng được biết đến trước đây ở Ai Cập.
Con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng sống trong thời kỳ cá voi bắt đầu di chuyển từ đất liền ra biển.
Hình ảnh mô phỏng về con cá voi. (Ảnh: Hesham Sellam).
Hóa thạch của nó được khai quật ở khu vực Fayum Depression, sa mạc phía Tây của Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loài cá voi mới có tên là Phiomicetus anubis dài khoảng 3m, nặng khoảng 600kg, có thể là động vật ăn thịt.
Theo các nhà khoa học, phát hiện mới về loài cá heo này cung cấp thêm thông tin quan trọng về quá trình tiến hóa sớm của cá voi ở châu Phi khi nó tiến hóa từ loài lưỡng cư sang cuộc sống hoàn toàn dưới nước.
"Với những tảng đá bao phủ khoảng 12 triệu năm, khu vực Fayum Fayum Depression là nơi đã khám phá từ cá voi một nửa giống cá sấu đến cá voi khổng lồ sống hoàn toàn dưới nước", Tiến sĩ Mohamed Sameh tới từ Cơ quan Môi trường Ai Cập và là tác giả nghiên cứu cho hay.
Đồng tác giả của nghiên cứu Hesham Sellam cho biết hóa thạch mới được tìm thấy con cá voi đặt ra câu hỏi về các hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về các câu hỏi như nguồn gốc và sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.