Một chiếc máy bay ném bom hiếm thấy của Đức quốc xã thời Thế chiến II bị bắn hạ trên Eo biển Anh đã được cát bảo quản gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Chiếc Dornier 17 được chụp bằng thiết bị siêu âm công nghệ cao.
Chiếc máy bay ném bom Dornier 17 bị bắn hạ khi tham gia Trận chiến Anh. Nó bị đâm xuống biển ngay ngoài khơi bờ biển Kent, đông nam Anh.
Chiếc máy bay nằm lật ngửa dưới độ sâu khoảng 15m và thỉnh thoảng được thấy nhô lên một phần khi cát rút đi. Sau đó nó bị chôn vùi hoàn toàn.
Một cuộc khảo sát bằng sóng siêu âm công nghệ cao do giới chức cảng London (PLA) thực hiện đã phát hiện thấy tình trạng nguyên vẹn đáng kinh ngạc của chiếc máy bay.
Ian Thirsk, người phát ngôn Bảo tàng Không quân hoàng gia Anh (RAF) tại Hendon, London, cho hay, ông đã rất “hoài nghi” khi lần đầu tiên nghe đến sự tồn tại và sự nguyên vẹn của nó. “Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong ngành hàng không của thế kỷ này”.
Mệnh danh là “bút chì bay”, Dornier 17 được thiết kế là máy bay chở khách vào năm 1934, nhưng sau đó được chuyển thành máy bay ném bom thần tốc, bởi nó rất khó bị bắn trúng và có khả năng bay nhanh hơn chiến đấu cơ của đối thủ.
Tổng cộng khoảng 1.700 chiếc máy bay loại này đã được sản xuất nhưng chúng tham gia chiến đấu với tầm xa, sức chở bom hạn chế. Vì vậy, nhiều chiếc đã bị hủy bỏ sau đó.
Một chiếc Luftwaffe Dornier 17 được chuyển từ chở khách sang ném bom.
Hình ảnh với độ nét cao cho thấy chiếc máy bay chỉ bị hư hại nhẹ, với buồng lái trước và cửa quan sát bị va chạm.
“Cửa xả bom bị mở, cho thấy phi công đã thả hết đồ xuống để máy bay được nhẹ”, người phát ngôn PLA cho hay.
2 phi công trên máy bay đã thiệt mạng trong vụ va chạm, trong khi 2 người khác bị bắt làm tù binh và sống sót sau cuộc chiến.
“Máy bay được chế tạo gần như hoàn toàn bằng nhôm và được chế tạo từng chiếc một là lý do khiến nó “trụ” được lâu đến vậy”, Garside cho hay.
Bảo tàng RAF đã phát động chiến dịch quyên tiền để trục vớt máy bay.