Phát hiện đám cháy rừng lâu đời nhất từ 430 triệu năm trước

  •  
  • 255

Các nhà khoa học đã lần ra những đám cháy rừng lâu đời nhất nhờ mỏ than đá 430 triệu năm tuổi từ xứ Wales và Ba Lan.

Phát hiện đám cháy cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về cuộc sống trên Trái đất như thế nào trong thời kỳ Silur.

Khoảng thời gian đó, đời sống thực vật phụ thuộc rất nhiều vào nước để phát triển. Các đám cháy rừng cũ đã thiêu rụi những thảm thực vật rất ngắn, cùng với nhiều cây cỏ cao đến đầu gối hoặc ngang lưng.

Cảnh quan Silur có đủ thảm thực vật để lan truyền cháy rừng lớn.
Cảnh quan Silur có đủ thảm thực vật để lan truyền cháy rừng lớn.

Các nhà nghiên cứu cho biết khung cảnh không còn nhiều cây cối mà toàn là nấm cổ đại Prototaxites, có thể mọc cao tới 9 mét.

Ian Glasspool, nhà nghiên cứu Đại học Colby ở Maine cho biết: "Bằng chứng về hỏa hoạn trùng khớp với bằng chứng về các loài thực vật trên cạn sớm nhất. Để tồn tại, cháy rừng cần nhiên liệu, thường là thực vật, nguồn đánh lửa ở đây có thể là sét đánh và đủ oxy để đốt cháy. Cảnh quan Silur phải có đủ thảm thực vật để lan truyền cháy rừng lớn, để lại kỷ lục về trận cháy đó".

Các đám cháy lan truyền để lại mỏ than cho thấy mức độ oxy trong khí quyển của Trái đất vào thời điểm đó ít nhất 16%.

Ngày nay, mức đó khoảng 21%, nó đã thay đổi đáng kể trong quá trình lịch sử Trái đất. Sự gia tăng tuổi thọ và quang hợp của thực vật đóng góp nhiều hơn vào chu trình oxy trong khoảng thời gian xảy ra các vụ cháy rừng. Việc biết chi tiết về chu trình oxy sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách sự sống phát triển.

Cảnh quan bây giờ ở châu Âu rất khác hàng trăm triệu năm trước. Cháy rừng là một thành phần không thể thiếu trong các quá trình phát triển hệ thống Trái đất trong thời gian dài.

Khám phá của Ian Glasspool và đồng nghiệp giúp ích cho việc phá vỡ kỷ lục trước đó về vụ cháy rừng lâu đời nhất được ghi nhận là 10 triệu năm. Đồng thời vụ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu về cháy rừng trong việc lập biểu đồ lịch sử Trái đất.

Cập nhật: 22/06/2022 Infonet
  • 255