Phát hiện miệng hố khổng lồ tại Ai Cập

  •  
  • 2.818

Các nhà khoa học đã phát hiện một miệng hố lớn chưa từng thấy tại sa mạc Sahara. Miệng hố rộng khoảng 31km, gấp 2 lần hố lớn nhất từng được phát hiện tại khu vực này.

Hố Kebira tại phía Tây Ai Cập có bán kính khoảng 31 km

Miệng hố mới có thể được hình thành từ va chạm của 1 thiên thạch có bề rộng khoảng 1 km với mặt đất, phá huỷ mọi thứ trong phạm vi hàng trăm km.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Boston là Farouk El-Baz và Eman Ghoneim đã phát hiện ra miệng hố này và đặt tên là Kebira.

Kebira có nghĩa là “lớn” trong tiếng Ả Rập và gần tương tự tên của khu vực Gilf Kebir (Ai Cập), nơi phát hiện hố khổng lồ.

El-Baz nói, “Kebira có diện tích bằng 125 sân bóng đá hoặc bằng cả diện tích thành phố Cairo từ sân bay ở Đông Bắc cho đến các kim tự tháp ở Tây Nam. Khi nghiên cứu các hố tương tự, chúng tôi tập trung vào những biểu hiện nhỏ có thể xác định trên mặt đất. Các bức ảnh từ không gian thì cho chúng tôi cái nhìn toàn cảnh hơn
”.

Các loại hố vũ trụ thường có dạng vành đai tròn. Tuy nhiên, chúng có thể bị xói mòn do nước và gió nên ít khi được phát hiện bằng mắt thường.

Ghoneim cho biết, có 2 con sông cổ từng chảy qua hố Kebira từ phía Đông và Tây.

T. Nam

Theo NLĐ/CNN
  • 2.818