Các nhà thiên văn mới phát hiện ra một “hành tinh giả mạo” (Rogue planet) trong không gian giữa các vì sao, có kích thước tương đương với Trái đất và Sao Hỏa.
Các nhà khoa học đã mô tả phát hiện của họ trong một bài báo đăng trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Vài năm trước, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của một số lượng lớn các hành tinh lang thang, di chuyển trôi nổi trong không gian giữa các vì sao, không liên quan đến bất kỳ ngôi sao nào.
Tuy nhiên, hành tinh OGLE-2016-BLG-1928 được phát hiện trong chòm sao Nhân Mã là hành tinh nhỏ nhất được phát hiện trước đó. Những thiên thể như vậy không thể phát hiện được bằng các phương pháp truyền thống, bởi vì chúng không quay quanh vầng dương của chúng, do đó không thể bị phát hiện nhờ bóng phủ lên các ngôi sao khác, cũng như không phát ra bất kỳ tia bức xạ nào.
Các nhà khoa học phát hiện ra thiên thể vừa rồi nhờ phương pháp microlensing để đo lực hấp dẫn, cho phép xác định được lực hút của các hành tinh lang thang làm cong ánh sáng phát ra từ các ngôi sao khác đi qua chúng mạnh đến đâu.
Các mô hình do nhóm nghiên cứu tạo ra cho thấy kích thước của OGLE-2016-BLG-1928 tương đương khối lượng trung bình giữa Trái đất và sao Hỏa.
Các hành tinh này có thể đã hình thành từ những đám mây khí và bụi dày đặc xung quanh các ngôi sao
Các nhà thiên văn suy đoán rằng những hành tinh trôi nổi tự do như vậy có thể đã hình thành từ những đám mây khí và bụi dày đặc xung quanh các ngôi sao và sau đó bị văng ra khỏi hệ hành tinh quê hương chúng do tương tác hấp dẫn với các thiên thể khác trong vũ trụ.
Họ lưu ý rằng khám phá này cho thấy khả năng có thể dùng kính thiên văn từ mặt đất để phát hiện ra các hành tinh lang thang, và trong tương lai có thể sẽ còn tìm thấy hàng chục thiên thể như vậy.