Phát hiện tài tích vụ nổ siêu tân tinh dưới thời vua Nghiêu

  •  
  • 703

Các nhà thiên văn học phát hiện tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh cực mạnh từ hơn 4.000 năm trước và có thể quan sát bằng mắt thường.

Tàn tích của vụ nổ PKS 1209-52 do nhiệm vụ Spectrum-Roentgen-Gamma của Nga và Đức chụp lại
Tàn tích của vụ nổ PKS 1209-52 do nhiệm vụ Spectrum-Roentgen-Gamma của Nga và Đức chụp lại. (Ảnh: Viện Max Planck)

Vào năm thứ 42 trong thời kỳ trị vì của vua Nghiêu (năm 2356 - 2255 trước Công nguyên), một ngôi sao khổng lồ trong chòm sao Centaurus tiến đến cuối chu kỳ. Nó phát nổ và chiếu sáng bầu trời trong ít nhất 100 ngày, theo báo cáo của nhà sử học Wu Jiabi ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh đăng trên tạp chí Acta Astronomica Sinica, South China Morning Post hôm 22/12 đưa tin. Dù không có văn bản ghi chép nào tồn tại từ nhà hạ, triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, một mô tả ngắn gọn về sự kiện được lưu truyền và mô tả lại trong tài liệu sử học sau này.

Tàn tích của vụ nổ có tên PKS 1209-52 ở cách Trái ssất hơn 3.000 năm ánh sáng được nghiên cứu rộng rãi bằng những kính viễn vọng hiện đại. Ví dụ, các nhà khoa học cho rằng có một ngôi sao neutron siêu đặc quay nhanh ở trung tâm của PKS 1209-52, có bề rộng chỉ 10 km nhưng khối lượng lớn hơn Trái đất. "Dựa trên tính toán thiên văn học, PKS 1209-52 rất trùng khớp với vụ nổ siêu tân tinh được ghi chép trong sử sách cổ đại về mặt vị trí, khoảng cách và niên đại", Wu cho biết.

Wu chia sẻ có khoảng 20 ứng viên phù hợp với mô tả trong sử sách. Tuy nhiên, khi cân nhắc độ sáng và niên đại của ngôi sao xuất hiện dưới thời vua Nghiêu, họ xác định PKS 1209-52 là lựa chọn khả thi duy nhất do vị trí của nó ở vĩ độ thiên hà cao. Vĩ độ thiên hà cao có nghĩa vụ nổ siêu tân tinh ở tương đối đa mặt phẳng thiên hà, khu vực tập trung phần lớn khối lượng của thiên hà, bao gồm bụi hấp thụ ánh sáng. Điều này cho phép quan sát vụ nổ từ Trái đất bằng mắt thường.

Wu sử dụng hai phương pháp khác nhau để xác định niên đại của vụ nổ là 4.500 năm, với sai số 900 năm, trùng với thời gian trị vì của vua Nghiêu. Vua Nghiêu rất quan tâm tới quan sát thiên văn. Theo sử sách như Sử ký của Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, vua Nghiên phái các quan theo dõi tinh tượng tới nhiều địa điểm khác nhau để quan sát Mặt Trời mọc và lặn và tạo ra loại lịch chính xác hơn.

Cập nhật: 24/12/2022 VnExpress
  • 703