Theo một nghiên cứu công bố trên tờ The American Physiological Society, chuột được tiêm quercetin – hợp chất tự nhiên có trong rau quả - ít bị nhiễm cúm hơn. Nghiên cứu cũng đồng thời phát hiện rằng tập luyện căng thẳng khiến chuột dễ bị cảm cúm nhưng hợp chất quercetin lại có khả năng loại trừ tác động tiêu cực đó.
Quercetin, hợp chất hóa học khá giống resveratrol, có rất nhiều trong rau quả trong đó bao gồm hành tía, nho, việt quất, trà xanh, bông cải và rượu vang đỏ. Người ta đã chứng minh được quercetin có đặc tính kháng virut bằng các thí nghiệm nuôi cấy tế bào cũng như thông qua các nghiên cứu trên động vật, nhưng không một nghiên cứu nào trong số đó tìm hiểu khả năng của quercetin với riêng căn bệnh cảm cúm.
Nghiên cứu mới cũng được thực hiện trên chuột. Nếu quercetin mang lại hiệu quả tương tự đối với con người thì sẽ là lợi ích lớn đối với các vận động viện cần sức bền, quân nhân, những người phải tuân theo chế độ rèn luyện hà khắc cũng như những người phải chịu đựng căng thẳng về tâm lý.
Nghiên cứu mới được thực hiện dựa trên các nghiên cứu trước đó
Davis, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Quercetin có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe được biết đến rộng rãi, trong đó bao gồm khả năng kháng virut, nó có nhiều trong chế độ dinh dưỡng mà lại không gây tác dụng phụ khi được sử dụng với vai trò chất phụ gia hay chất bổ sung vào chế độ dinh dưỡng”.
Các nghiên cứu trước đây thực hiện đối với chuột cho thấy việc luyện tập căng thẳng có thể gia tăng mức độ nhạy cảm đối với các bệnh lây qua đường hô hấp mặc dù chưa hề có bằng chứng rõ ràng chứng minh điều này cũng đúng đối với con người. Chúng ta mới chỉ có được các thông tin sơ bộ cho thấy chuột nhạy cảm hơn với bệnh cúm khi chúng hoạt động đến khi mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc luyện tập làm tăng khả năng chuột mắc bệnh cúm nhưng quercetin lại làm mất tác dụng của nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Quercetin, hợp chất hóa học khá giống resveratrol, có rất nhiều trong rau quả trong đó bao gồm hành tía, nho, việt quất, trà xanh, bông cải và rượu vang đỏ. Nó có khả năng phòng ngừa cảm cúm. (Ảnh: iStockphoto/Jack Puccio) |
Davis cùng các cộng sự đã thử nghiệm 4 nhóm chuột. Hai nhóm chuột tham gia hoạt động chạy đến khi mệt mỏi suốt 3 ngày liên tiếp trên một chiếc cối xay guồng. Đây chính là việc luyện tập căng thẳng trong một khoảng thời gian ngắn. Một trong số hai nhóm nói trên được tiêm quercetin, nhóm còn lại thì không.
Hai nhóm kia không tham gia tập luyện. Một trong số đó được tiêm quercetin. Cả 4 nhóm sau đó được tiếp xúc với virut cúm dạng phổ biến là H1N1.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy:
Việc tập luyện căng thẳng làm tăng khả năng nhiễm cúm. Những con chuột tập luyện căng thẳng suốt 3 ngày dễ bị nhiễm cúm hơn những con chuột không tập luyện (với tỉ lệ là 91% so với 63%)
Chuột có tập luyện nhiễm cúm nhanh hơn so với những con không tập luyện (6,9 ngày so với 12,4 ngày).
Chuột có tập luyện và có được tiêm quercetin có tỉ lệ mắc cúm tương đương với những con chuột không tập luyện. Hay nói cách khác, quercetin đã loại bỏ tác động tiêu cực của việc tập luyện căng thẳng.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở cả chuột tập luyện và không tập luyện nhưng đều được tiêm quercetin là như nhau.
Quercetin có tác động phòng ngừa đối với chuột không tập luyện.
Mặc dù nghiên cứu được thực hiện đối với chuột nhưng một nghiên cứu được thực hiện trên người mới đây cho thấy những người được tiêm quercetin ít bị cúm hơn sau 3 ngày tập luyện đến kiệt sức so với những người không tiêm quercetin. Không giống nghiên cứu thực hiện trên chuột, người tham gia của nghiên cứu sau không tiêm phòng virut.
Davis cho biết: “Đây là nghiên cứu thử nghiệm có kiểm soát đầu tiên chứng minh lợi ích của việc ăn quercetin trong thời gian ngắn đối với khả năng lây nhiễm các bệnh lây lan qua đường hô hấp sau khi phải chịu đựng áp lực tập luyện. Ăn quercetin là chiến lược phòng ngừa hiệu quả để bù lại khả năng nhiễm bệnh bị tăng lên có liên quan đến việc tập luyện căng thẳng”.
Tổ chức The Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) đã tài trợ cho nghiên cứu.
Tham khảo:
Davis et al. Quercetin reduces susceptibility to influenza infection following stressful exercise. AJP Regulatory Integrative and Comparative Physiology, 2008; 295 (2): R505 DOI: 10.1152/ajpregu.90319.2008