Sai lầm khi rửa bát chỉ làm gia tăng thêm vi khuẩn mà bạn không hề hay biết

  •   4,99
  • 2.573

Hãy sửa ngay những việc làm sai lầm dưới đây khi rửa bát để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây hại sức khỏe của bạn.

Chuyện rửa bát tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Đặc biệt, một số thói quen sai lầm khi rửa bát vô tình sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn bám lại. Khi bạn tiếp tục sử dụng những bộ bát đũa đó thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Dưới đây là một số sai lầm khi rửa bát mà bạn cần sửa ngay để phòng tránh vi khuẩn tích tụ.

1. Ngâm bát đĩa trong bồn rửa

Ngâm bát đĩa trong bồn rửa
Ngâm bát đũa lâu trong bồn rửa có thể nuôi dưỡng một ổ vi khuẩn độc hại.

Nhiều gia đình khi ăn xong thường có thói quen ngâm bát đĩa trong bồn rửa một lúc rồi mới bắt đầu rửa, thậm chí, có người còn ngâm đến bữa ăn tiếp theo mới rửa. Tuy nhiên, hành động này có thể nuôi dưỡng một ổ vi khuẩn độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Bát đĩa nếu càng để lâu sẽ càng khó rửa, thực phẩm bám lại sẽ lên men và sản sinh mùi hôi. Một khi lượng vi khuẩn này bám lại trên bát đĩa thì dù bạn có làm sạch bằng dung dịch rửa chén cũng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn được.

Vì vậy, sau khi ăn xong, bạn nên chủ động rửa bát đĩa ngay để ngăn ngừa vi khuẩn bám lại lâu trên bát đĩa ăn cơm của nhà mình.

2. Không phân loại bát đĩa khi rửa

Cách rửa bát đúng là nên phân chia bát đĩa theo từng loại
Cách rửa bát đúng là nên phân chia bát đĩa theo từng loại

Với những loại bát đĩa chứa nhiều dầu mỡ thì bạn không nên đặt chung vào nhau để rửa. Bởi điều này sẽ làm tăng gấp đôi thời gian rửa bát.

Cách rửa bát đúng là nên phân chia bát đĩa theo từng loại. Đầu tiên sẽ rửa với loại bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó đến bát đĩa có dầu mỡ. Ngoài ra, bạn cũng nên tách các loại bát đĩa đựng thịt sống và đĩa đựng rau củ quả riêng. Hãy rửa đồ chín trước rồi mới bắt đầu chuyển sang rửa đồ sống.

3. Không thay miếng rửa bát định kỳ

Bạn nên chủ động thay miếng rửa bát định kỳ 2 - 3 tuần/lần.
Bạn nên chủ động thay miếng rửa bát định kỳ 2 - 3 tuần/lần.

Cứ dùng đi dùng lại một miếng rửa bát liên tiếp trong vài tháng thì vi khuẩn cũng có thể tồn đọng lại và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Theo đó, bạn nên chủ động thay miếng rửa bát định kỳ 2 - 3 tuần/lần. Thêm nữa, khăn lau trong nhà bếp cũng nên phân ra loại dùng để lau dao thớt, loại dùng để lau bát đĩa để tránh làm lây lan vi khuẩn với nhau.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý giặt sạch miếng rửa bát sau mỗi lần sử dụng và phơi khô ở những nơi thông thoáng, tránh ẩm mốc.

4. Bát đũa chưa khô đã xếp vào tủ đóng kín

Bạn cần chú ý sau khi rửa bát thì nên xếp bát đĩa ra rổ đợi khô ráo nước thì mới úp vào tủ
Bạn cần chú ý sau khi rửa bát thì nên xếp bát đĩa ra rổ đợi khô ráo nước thì mới úp vào tủ.

Nhiều người hay có thói quen rửa bát xong thì úp vào tủ đựng bát đóng kín luôn. Thế nhưng, điều này vô tình khiến các vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều. Do vậy, bạn cần chú ý sau khi rửa bát thì nên xếp bát đĩa ra rổ đợi khô ráo nước thì mới úp vào tủ đựng bát để ngăn ngừa vi khuẩn tồn đọng lại.

5. Dùng quá nhiều nước rửa chén, rửa không sạch

Khi thấy chén đĩa quá bẩn hay phải rửa các hộp đựng bằng nhựa, dễ bám dầu mỡ, nhiều người sợ không sạch nên thường dùng rất nhiều nước rửa chén bát. Nhất là vào dịp Tết khi có nhiều món dầu mỡ, nặng mùi do dùng nhiều gia vị.

Yan Zonghai, nhà nghiên cứu chất độc tại Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) nói: “Đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, các hóa chất tẩy rửa sót lại từ nước rửa chén bám lại, thậm chí ngấm vào trong các loại dụng cụ ăn uống này. Nhất là với đồ gỗ, gốm, sứ…

Khi dùng để nấu nướng hay đựng thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng thì chúng sẽ bị hòa lẫn vào đồ ăn và xâm nhập vào cơ thể người. Lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới gan, dạ dày… và dần hình thành cả bệnh ung thư. Nó cũng làm hỏng mùi vị thức ăn và khiến bát đĩa dễ bị vỡ, hỏng hơn”.

6. Không dùng găng tay khi rửa chén bát

Nên đeo găng tay khi rửa chén bát để bảo vệ sức khỏe, nhất là da tay.
Nên đeo găng tay khi rửa chén bát để bảo vệ sức khỏe, nhất là da tay. (Ảnh minh họa).

Nhiều người vì chủ quan cho rằng da tay mình khỏe, lành tính hoặc không muốn khó thao tác, sợ rửa bát không sạch nên thường lười đeo găng tay. Nhưng Tiến sĩ Tsutomu Sekizaki cảnh báo: “Không đeo găng tay khi rửa chén bát đang tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa trong đó làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay của bạn. Tệ hơn, hóa chất có thể thấm qua da, vào cơ thể nếu tiếp xúc lâu ngày và gây hại cho cơ thể”.

Vì vậy, bà khuyên rằng bất cứ khi nào dùng nước rửa chén bát hãy đeo găng tay. Nếu sợ không “thật tay”, có thể chọn loại găng tay mỏng, ôm sát để dễ dàng làm việc hơn. Rửa xong, cũng đừng quên rửa sạch tay với nước, sau đó thoa kem dưỡng da tay.

Cập nhật: 17/08/2024 Theo helino/phunumoi
  • 4,99
  • 2.573