Theo các nhà thiên văn học, sao Hỏa sẽ đến gần Trái đất nhất vào lúc 11 giờ 45 phút giờ quốc tế kể từ năm 2003 và là hành tinh gần trái đất nhất cho đến năm 2016. Chúng ta có thể quan sát được sao Hỏa bằng mắt thường cho đến đầu tháng 2 năm 2008 khi hành tinh này di chuyển ngược hướng với mặt trời và tiến gần đến trái đất.
Trung bình cứ khoảng 2 năm 2 tháng khoảng cách trái đất và sao Hỏa rút ngắn nhất. Sự tiếp cận theo định kỳ này xảy ra do quỹ đạo khác nhau của hai hành tinh. Trái đất quay xung quang mặt trời nhanh gấp 2 lần sao Hỏa và che phủ sao Hỏa theo chu kỳ 2 năm. Quỹ đạo của hai hành tinh này đều là hình elip nên khoảng cách gần nhất giữa chúng không phải lúc nào cũng giống nhau.
Năm nay, khoảng cách giữa trái đất và sao Hỏa vào khoảng 87 triệu km, không gần như năm 2003, chỉ có 55, 36 km nhưng vẫn có thể quan sát được và ban đêm.
Dù không đạt được khoảng cách lý tưởng như năm 2003, kính viễn vọng Hubble vẫn chụp lại được những bức ảnh chi tiết cho thấy hành tinh Đỏ không xuất hiện bão bụi, thay vào đó là những đám mây tinh thể băng ở vùng cực Bắc và cực Nam của hành tinh này.
Khi những đám mây tan đi, chúng ta có thể quan sát được sao Hỏa lấp lánh trên chân trời Đông Bắc vào lúc hoàng hôn. Sắc đỏ của nó khiến sao Hỏa nổi bật trước những chùm sao mùa đông trên vùng trời đó. Sau đó sao Hỏa sẽ mờ dần kể từ cuôi tháng giêng. Nhìn bằng mắt thường, sao Hỏa không khác gì một quả cam nhưng nếu quan sát bằng một viễn vọng kính cỡ trung, hành tinh này có dạng đĩa và mang nhiều chi tiết.
Sao Hỏa được xem là một hành tinh giống với sao Thủy, sao Kim và cả Trái đất trong Thái dương hệ. Bề mặt sao Hỏa đã bị biến đổi nghiêm trọng do núi lửa, va chạm với thiên thạch và bão bụi xảy ra trong khí quyển của hành tinh này.
(Ảnh: Daleandersen.seti.org)