Sao Thủy '1 ngày' bằng '2 năm'

  •   1,913
  • 7.420

Sao Thủy

(Ảnh:  dustbunny)

Sao Thủy là một hành tinh gần Mặt trời nhất, là chú em của Trái đất, đường kính chưa bằng nửa Trái đất. Trong 9 hành tinh, sao Thủy đứng hàng áp chót. Mặc dù gọi là sao thủy nhưng không có lấy một giọt nước, hoàn toàn là một thế giới chết khô
. Sao Thủy không có khí quyển vì vậy nhiệt độ ngày đêm chênh nhau rất lớn. Vì ở gần Mặt Trời, ban ngày nhiệt độ lên tới 500 độ C, ban đêm nhiệt độ tản đi rất nhanh bề mặt xuống tới -170 độ C, nhiệt độ ngày đêm chênh nhau hơn 600 độ C. Với một môi trường như vậy khó có thể tìm thấy dấu vết của sự sống.

Tốc độ quay quanh Mặt Trời của sao Thủy rất nhanh, một vòng tương đương với 88 ngày trên Trái đất. Nhưng tốc độ tự quay lại rất chậm, một vòng quay tương đương với 59 ngày trên Trái đất. Chiều tự quay cùng chiều với chiều quay quanh Mặt trời, do đó một ngày đêm trên sao Thủy lâu hơn thời gian một vòng tự quay của sao Thủy rất nhiều. Theo tính toán, một ngày đêm trên sao Thủy là 176 ngày, ban ngày và ban đêm mỗi buổi khoảng 88 ngày. Nếu tính như đối với Trái đất, mỗi vòng quay Mặt trời của sao Thủy là 1 năm của nó, 1 ngày đêm trên sao Thủy là "1 ngày" của nó, thì "1 ngày" trên sao Thủy tương đương với "2 năm" của nó.

Hình ảnh sao Thủy chụp được của tàu thăm dò Mariner 10
Hình ảnh sao Thủy chụp được của tàu thăm dò Mariner 10 (Ảnh:  jpl.nasa)
Vì một ngày đêm trên sao Thủy dài như vậy nên trên sao Thủy ngắm Mặt trời, Mặt trời dường như đứng yên. Mặt khác quỹ đạo của sao Thủy hình elip dẹt (điểm cách Mặt trời gần nhất là 46 triệu km, điểm xa nhất là 70 triệu km), hơn nữa một buổi "ban ngày" của sao Thủy vừa đúng bằng 1 vòng quỹ đạo nên trong 1 buổi ban ngày của sao thủy, kích thước Mặt trời thành ra chênh nhau một nửa.

Từ Mặt đất ngắm sao Thủy nó hơi đo đỏ, tuy tối hơn sao Kim nhưng vẫn được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời. Vì nó ở gần Mặt trời nên thường bị ánh sáng Mặt trời làm nhòe đi, mắt thường rất khó thấy. Ngày 16 tháng 03 năm 1975, tàu thăm dò "Thủy thủ 10" (Mariner 10) bay trên bầu trời sao Thủy chỉ cách nó 320km, đã chụp được mấy nghìn tấm ảnh.  Nhìn trên ảnh thấy rõ bề mặt sao Thủy phủ đầy những quả núi hình vòng tròn, những cánh đồng, thung lũng, địa hình địa mạo rất giống Mặt trăng.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
  • 1,913
  • 7.420