Sau 1 năm rời bệ phóng tàu Solar Orbiter sắp đi đến phía sau của Mặt trời

  •  
  • 967

Vậy là đã 1 năm con tàu vũ trụ Solar Orbiter được phóng thẳng tới Mặt trời để thực hiện sứ mệnh tìm hiểu nguồn sống của hệ Mặt trời ở cự ly gần nhất từ trước đến giờ.

Ngày này năm ngoái con tàu được phóng lên vũ trụ trong sự hợp tác của NASA với ESA (Cơ quan vũ trụ châu Âu), con tàu đã đi được 138 triệu dặm và chuẩn bị chuyến đi đầu tiên ra phần phía sau của Mặt trời. Khoảng cách tính ra là khoảng 25 nghìn chiều dài của Vạn Lý Trường Thành tính từ Trái đất đến Mặt trời, tương đương với khoảng 1 nửa khoảng cách giữa chúng ta với Mặt trời.

Phía bên ngoài Solar Orbiter được trang bị rất nhiều dạng máy ảnh, và vào thời điểm hiện tại chúng cũng đã ghi lại hình ảnh của bất cứ hành tinh nào trên đường đi của mình chứ không chỉ tập trung ghi hình Mặt trời.

Bề mặt Mặt trời được Solar Orbiter chụp lại vào ngày 30/5/2020.
Bề mặt Mặt trời được Solar Orbiter chụp lại vào ngày 30/5/2020.

Theo báo cáo hiện tại tàu không chịu tổn hại gì trong quá trình di chuyển. Về nỗi lo nguy hiểm khi tiếp xúc gần Mặt trời thì các nhà khoa học đã trang bị cho tàu 1 bộ giáp chịu nhiệt làm từ calcium phosphate đen, có khả năng chịu nhiệt đến khoảng 1 nghìn độ C. Nỗi lo chính vào thời điểm hiện tại là các quầng nhật quang từ Mặt trời bắn ra có thể làm gián đoạn sóng radio, thứ được dùng để kết nối giữa trung tâm chỉ huy và tàu.

May là NASA và ESA cũng đã tính đến tình huống này và kể cả khi không có kết nối tàu vẫn sẽ tiếp tục ghi hình, đến khi nào kết nối được phục hồi sẽ chuyển hình ảnh về Trái đất ngay.

Theo ước tính kể từ 12/2 tới góc giữa Mặt trời, Trái đất và Solar Orbiter sẽ lớn hơn 5 độ, và đó là lúc trung tâm điều khiển lại có thể tải dữ liệu về với tốc độ tối thiểu.

Cập nhật: 19/02/2021 Theo Tinh Tế
  • 967