Sẽ định đoạt số phận sao Diêm vương

  •  
  • 894

Các nhà thiên văn đang gặp gỡ tại thủ đô Prague của Cộng hoà Czech, với hy vọng sẽ đưa ra những tiêu chuẩn chính xác của một hành tinh. Kết quả sẽ giúp phân định cấp độ của sao Diêm vương, được tìm thấy vào năm 1930.

Sao Diêm Vương được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh khám phá năm 1930

Sao Diêm Vương được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh khám phá năm 1930 (Ảnh: nso.lt)

Các chuyên gia từ lâu đã bị chia rẽ trong việc có nên gọi sao Diêm vương - nằm quá xa và nhỏ hơn đáng kể 8 hành tinh còn lại trong hệ mặt trời - là hành tinh hay không.

Tranh cãi càng nổi lên khi một thiên thể lớn hơn, có tên gọi 2003 UB313 (hay Xena), được một nhà thiên văn Mỹ tìm thấy.

Giáo sư Mike Brown và cộng sự tại Viện Công nghệ California đã khám phá ra một vài vật thể kiểu hành tinh khác nằm trong vùng rìa thái dương hệ, được gọi là vành đai Kuiper.

Giờ đây, lần đầu tiên, các phái đoàn tới Prague được yêu cầu thống nhất về một tiêu chuẩn định danh các hành tinh.

Sao Diêm Vương có đường kính chỉ là 2.360 km và khác xa so với những hành tinh quen thuộc hơn như trái đất của chúng ta, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ hoặc thậm chí là sao Hải Vương - hàng xóm gần nhất của Diêm Vương.

So sánh kích cỡ của một vài hành tinh, vệ tinh của các hành tinh đó và các thiên thể mới tìm thấy.

So sánh kích cỡ của một vài hành tinh, vệ tinh của các hành tinh đó và các thiên thể mới tìm thấy. Từ trái sang phải, trên xuống dưới là trái đất, mặt trăng, sao Hoả, sao Diêm Vương, thiên thể Sedna, vệ tinh Charon của sao Diêm Vương, thiên thể Quaoar và 2003UB313. (Ảnh: BBC)

Nhưng sau khi được đài thiên văn vũ trụ Hubble đo lại, người ta thấy 2003 UB313 (Xena) lớn hơn Diêm Vương tinh, với đường kính khoảng 3.000 kilomét.

Cuộc gặp bắt đầu từ hôm nay và dự kiến kéo dài 12 ngày.

T. An

Theo BBC, Vnexpress
  • 894