Siêu âm - công nghệ quen thuộc chụp ảnh em bé trong bụng mẹ - dường như làm thay đổi sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não phôi chuột. Các nhà khoa học Mỹ nghi ngờ ảnh hưởng này cũng xảy ra với bào thai người.
Siêu âm có ích về mặt lâm sàng cho các bác sĩ và phụ huynh. Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo việc lạm dụng nó để chơi đùa hoặc vì tò mò. (Ảnh: iStockphoto) |
"Dựa vào phát hiện này, chúng tôi cho rằng không nên sử dụng siêu âm cho những quy trình không liên quan đến y học", Rakic nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết việc siêu âm não của bào thai chuột trong thời gian dài đã can thiệp vào một quá trình có tên gọi chuyển dịch thần kinh - theo đó các neuron thần kinh di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác.
Rakic và cộng sự đã phân tích sự chuyển dịch của các neuron ra lớp vỏ não ngoài cùng ở 146 con chuột tiếp xúc với sóng siêu âm khi đang có thai tương tự với mức dùng ở người. Cường độ sóng siêu âm được thay đổi từ mức cao tới thấp.
Sau khi tiếp xúc với sóng siêu âm trong nhiều lần và kéo dài 30 tới 420 phút, một lượng nhỏ các neuron trong phôi chuột đã không di cư tới địa điểm quen thuộc trong lớp trên cùng của vỏ não. Thay vào đó, chúng chạy tới lớp vỏ não nằm sâu hơn hoặc bám vào lớp vật chất trắng trong não.
"Dự di chuyển hợp lý của các neuron trong quá trình phát triển là rất quan trọng đối với việc hoàn thiện của vỏ não và chức năng của nó", tiến sĩ Rakic nói.
"Nếu nhiều tế bào não bị ảnh hưởng theo cách này, các nghiên cứu khác cho thấy sự phát triển bất thường có thể có mối liên quan tới chứng động kinh, rối loạn nhận thức và ngôn ngữ, không khác những gì chúng ta đôi khi bắt gặp ở những em bé bị hội chứng nhiễm độc cồn bào thai", Rakic nói.
Kỹ thuật gây tranh cãi
Giáo sư thần kinh học Pasko Rakic (Ảnh: med.yale) |
Chẳng hạn, một công trình công bố năm 1993 trên tạp chí Lancet phát hiện thấy bào thai được siêu âm nhiều dễ thuận tay trái hơn.
Một nghiên cứu độc lập khác tìm thấy các em bé được siêu âm dường như nhẹ cân hơn, trong khi công trình thứ ba cho rằng các bé sẽ chậm nói.
Mặc dù vậy, cũng có nghiên cứu lại cho rằng trẻ em được scan trước khi sinh thực hiện các bài kiểm tra ngôn ngữ tốt hơn khi trưởng thành.
"Chúng tôi không có bất cứ bằng chứng nào của chính mình rằng sóng siêu âm gây biến đổi hành vi trên chuột hoặc bất kỳ tác dụng nào trên não trẻ đang phát triển", Rakic nói. "Vì thế tôi muốn nhấn mạnh rằng nghiên cứu trên chuột không có nghĩa là phải cấm đoán việc siêu âm thai ở người phục vụ chẩn đoán y học hoặc các mục đích y học khác".
"Ngược lại, siêu âm cho thấy rất có ích về mặt y học", ông bổ sung.
Nhóm nghiên cứu chỉ khuyến cáo các bác sĩ và thai phụ không nên siêu âm quá nhiều vì tò mò hay chỉ muốn vui đùa với bé.
T. An