Sóng Gamma và nguồn gốc của những ý tưởng đột phá

  •   4,54
  • 15.789

Đồng hồ báo thức đổ chuông lúc 06:30 sáng. Bạn uể oải tỉnh dậy để tắt nó và có thể vẫn đang trong trại thái "lơ mơ" khoảng một hoặc hai phút. Sau đó, bạn nhanh chóng nhảy ra khỏi giường và đi ngay vào nhà tắm để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới, đến trường và / hoặc chăm sóc gia đình.

Từ lúc này cho tới khi bạn quay trở lại trạng thái "yên tĩnh" vào buổi tối, một ngày của bạn có xu hướng rơi vào trạng thái sóng não được biết đến với tên gọi "sóng Beta".

Trong phạm vi tần số từ 12 đến 30Hz, nhìn chung, bạn đều trải qua các mức độ khác nhau cả về sự tỉnh táo, chăm chú và hoạt động thần kinh tập trung.

Các loại sóng não
Các loại sóng não (các con số mang tính chất tương đối)

Ở tần số thấp (12 - 15Hz), chúng ta có xu hướng "nhàn rỗi" và có suy nghĩ nhưng chỉ mang tính chất thoáng qua. Những lúc lướt web để xem điều gì đó hay tắc đường là điển hình của trạng thái này.

Ở tần số trung bình (16 – 22 Hz), chúng ta thường rất nhiệt tình tham gia các hoạt động, chẳng hạn như tích cực phân tích vấn đề và tìm kiếm giải pháp.

Tần số cao hơn (23 – 30 Hz) tương ứng với các suy nghĩ vô cùng phức tạp, những trải nghiệm mới và hứng khởi. Tính chất rối rắm của vấn đề cũng khiến bạn cần sự sáng tạo cao hơn nữa.

Dưới sóng Beta là sóng Alpha (8 – 12 Hz). Bạn mơ mộng giữa ban ngày hay rơi vào trạng thái thư giãn, không tập trung khi đang xem tivi. Điều này không phải là sự thư giãn đến mức dẫn đến uể oải mà là áp lực của cuộc sống hàng ngày về cơ bản đã biến mất cả trên phương diện vật chất và tinh thần.

Dưới sóng Alpha là sóng Theta (4 – 8 Hz), tương ứng với sự thư giãn sâu và có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái "Light Sleep", nghĩa là bắt đầu lim dim ngủ. Theta cũng được nhận ra như một dạng sóng não xuất hiện trong quá trình thôi miên, thiền định sâu và những tình huống mà chúng ta mất đi các kích thích cảm giác thông thường.

Delat là sóng não chậm nhất (0,5 – 4 Hz), tương ứng với giấc ngủ sâu. Các vị thiền sư được biết đến như là những người có thể đạt đến trạng thái này khi thiền định.

Sóng não
Với mỗi tần số sóng não, chúng ta đều trải qua các trạng thái khác nhau

Bất kỳ ai đã từng làm việc với cường độ cao khi tham gia vào một dự án hay nhiệm vụ có mức độ phức tạp nhất định đều có thể trải qua những khác biệt tinh thần giữa trạng thái tập trung cao độ (chẳng hạn như bác sỹ phẫu thuật não trong một ca phẫu thuật) và trạng thái ngồi trên ghế xe một bộ phim yêu thích - vừa tập trung, vừa mơ màng (bác sỹ phẫu thuật não xem tivi).

Khi ở điểm tập trung và năng lực trí tuệ cao nhất, chúng ta rơi vào trạng thái sóng não khoảng 25 – 30 Hz trong ngày, vào ban đêm sẽ chuyển sang trạng thái thư giãn nhẹ (10 0 12 Hz), thư giãn sâu (6 – 10 Hz), lim dim ngủ (4 – 6 Hz) và ngủ sâu (0.5 – 4Hz).

Tuy nhiên, không hề đơn giản như vậy.

Các sóng não Gamma được phân loại có tần số từ 30Hz trở lên.

Giây phút "Aha!" và sự bùng nổ của sóng Gamma

Giây phút Aha!
Mối liên hệ giữa sóng não Gamma và giây hút Aha!

Năm 2009, một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Current Directions in Psychological Science (Tạm dịch: Các chỉ dẫn hiện thời về Khoa học tâm lý) với tựa đề "The Aha! Moment, The Cognitive Neuroscience of Insight" (Tạm dịch: Giây phút Aha!, khoa học thần kinh nhận thức về sự thông suốt) được dẫn dắt bởi John Kounios (Đại học Drexel) và Mark Beeman (Đại học Northwestern) đã kết luận rằng cảm giác thông suốt một vấn đề gì đó hay giây phút "Aha!" có sự gắn kết chặt chẽ với sự bùng nổ của các sóng Gamma.

Tạp chí Brain World đã mô tả về kết quả nghiên cứu này như sau: "Trong số những người tình nguyện đã đạt đến trạng thái thông suốt, Kounios và Beeman đã nhận thấy có sự tăng lên đột ngột hoạt động của sóng Gamma khoảng 1/3 giây trước khi những người này phải "Aha!" vì đã tìm ra lời giải".

"Hoạt động của sóng Gamma đã chỉ ra sự sắp xếp các nơ-ron thần kinh lại với nhau lần đầu tiên trong não để tạo ra một nhánh rẽ gồm các mạng lưới nơ-ron mới. Ngay sau khi hoạt động của sóng Gamma tăng lên, ý tưởng mới sẽ được tạo ra trong ý thức và chúng tôi gọi đó là giây phút Aha!".

Trước khi sóng Gamma bùng nổ, sóng Alpha sẽ rơi vào trạng thái "tạm lắng". Ở điểm này có thể thấy dường như có một cơ sở nào đó của việc khiến tâm trí "yên tĩnh" và làm các sóng não chậm lại với mục đích tạo ra các sóng Gamma.

Đột phá ý tưởng
Giây phút Aha! sẽ như thế nào khi ở sóng não ở tần số cao hơn?

Nếu những bùng nổ sóng Gamma ở mức vừa phải này tạo ra các Giây phút Aha!, vậy loại trực giác hay trải nghiệm nào người ta có thể có tại các mức sóng não 50Hz, 60Hz, 70Hz và cao hơn? Ngoài ra, thời gian cho mỗi đợt bùng nổ này chỉ kéo dài khoảng 1 giây, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình này diễn ra lâu hơn? Liệu chúng ta có thể "nuôi dưỡng" các sóng này theo ý muốn?

Tăng cường sóng Gamma

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trạng thái khác thường khi tỉnh táo, mơ mộng và thiền định tạo ra sóng Gamma.

Vào năm 2005, một nghiên cứu về tác động của chất gây ảo giác tự nhiên Dimethyltryptamine (DMT) xuất bản trên Tạp chí Psychoactive Drugs đã báo cáo về "sự tăng lên tính gắn kết của EEG toàn phần trong các dải tần 36 – 44 Hz và 50 – 64 Hz (Gamma Hz)". Nghiên cứu này sử dụng DMT từ bên ngoài nhưng DMT cũng xảy ra trong cơ thể một cách tự nhiên như vậy.

Năm 2009, Tạp chí Neuroscience (Tạp chí Thần kinh học) đã xuất bản một nghiên cứu phác họa mối quan hệ giữa sóng Theta và Gamma trong giai đoạn ngủ REM (Rapid Eye Movement). Giấc mơ tạo ra ở giai đoạn ngủ REM. Trong nghiên cứu này, tần số Theta và tần số Gamma đã xảy ra thường xuyên đồng thời với nhau hơn khi ở giai đoạn ngủ REM so với lúc tỉnh táo. Ngoài ra "Sự gia tăng năng lượng Gamma chủ yếu đạt đỉnh tại tần số 100Hz nhưng sự bùng nổ phải lên tới 250Hz".

Năm 2004, nhà thần kinh học Richard Davidson cũng đã thực hiện một nghiên cứu về năng lượng phát ra bởi các thiền sư Tây Tạng và nhận thấy rằng một số thiền sư có khả năng tạo ra hoạt động sóng Gamma mạnh hơn rất nhiều so với các trường hợp đã được ghi lại trong lịch sử.

Các tình huống đột phá ý tưởng, hay nói cách khác là bùng nổ sóng Gamma diễn ra trong trạng thái "mơ màng" chủ yếu là do ảo giác. Tuy nhiên, một số thông tin thu được trong những trường hợp này có thể tạo ra các kết quả bất ngờ, chẳng hạn như phát hiện về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein hay mô hình nguyên tử của Neils Bohr.

Liệu điều này có khẳng định rằng các giấc mơ có thể cung cấp những thông tin có giá trị? Câu trả lời có thể là không nhưng thử hình dung xem trong trạng thái tỉnh thức, loại tri thức đỉnh cao nào có thể đạt được khi chúng ta có thể tùy ý tạo ra sóng não 250 Hz để giải quyết một vấn đề nào đó.

Cập nhật: 05/03/2016 Nắng Mai - Theo Epoch Times
  • 4,54
  • 15.789