Nguồn gốc của tín hiệu cầu cứu SOS

  •   52
  • 7.663

Nhiều người cho rằng SOS là cụm từ viết tắt của một số câu cầu cứu như “Save Our Ship "; " Save Our Souls " hay " Send Out Succour”, tuy nhiên thực tế không phải vậy.

Tín hiệu cầu cứu SOS 

SOS là mã Morse thể hiện tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp. Tín hiệu này được thông qua bởi Chính phủ Đức vào ngày 1 tháng 4 năm 1905 và trở thành tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Radiotelegraphic vào ngày 1 tháng 7 năm 1908. Cho đến nay, SOS vẫn được công nhận là tín hiệu cầu cứu dễ nhận biết nhất.

Nhiều người cho rằng SOS là cụm từ viết tắt của một số câu cầu cứu như “Save Our Ship "; " Save Our Souls " hay " Send Out Succour”. Tuy nhiên trên thực tế SOS không có ý nghĩa riêng của nó, và cũng không phải một cụm từ viết tắt.

Nguồn gốc của tín hiệu cầu cứu SOS

Ký hiệu này được sử dụng đơn giản là vì nó dễ nhớ, dễ gửi đi và dễ nhận biết bằng mã Morse. SOS cũng là tín hiệu có 9 yếu tố duy nhất trong mã Morse, khiến cho nó rất dễ nhận biết. Trong mã Mores, SOS được mã hóa thành “ · · · - - - · · · “.

Không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh, SOS còn được biết đến như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác. Nếu bạn có một chiếc đèn pin, bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng một đoạn mã hóa gồm, ba lần nháy đèn ngắn, ba lần dài và tiếp đến là ba lần ngắn, giống như trong mã Morse.

Ngoài ra 3 chữ cái SOS có thể được vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ một bề mặt nào để phát đi tín hiệu cầu cứu. Vì 3 chữ cái này có thể nhìn ngược hoặc nhìn từ trên xuống vẫn không thay đổi. Do đó, nó là tín hiệu nguy hiểm và cầu cứu được sử dụng phổ biến nhất thế giới.

Nguồn gốc của tín hiệu cầu cứu SOS

Sau này, với sự phát triển của các thiết bị liên lạc, một số cụm từ ngắn khác cũng được sử dụng với ý nghĩa cầu cứu. “Mayday” là một trong những tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS, được thông qua bởi Công ước Quốc tế vào năm 1927. “Mayday” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “m'aidez” (có nghĩa là giúp tôi).

Trong Thế chiến thứ 2, nhiều loại tín hiệu cảnh báo khác được sử dụng theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Ví dụ như SSS để cảnh báo bị tấn công bởi tàu ngầm, RRR để cảnh báo bị tấn công bởi máy bay chiến đấu, AAA để cánh báo máy bay ném bom, QQQ cảnh báo tàu chiến của địch.

Nguồn gốc của tín hiệu cầu cứu SOS
Tàu Titanic đã phát đi tín hiệu SOS sau khi đâm phải tảng băng trôi, nhờ đó mà nhiều người được cứu sống khi một con tàu khác nhận được tín hiệu này.

Tuy nhiên tất cả các tín hiệu cảnh báo này đều cần phải gửi đi cùng với tín hiệu SOS. Dưới đây là một ví dụ khi phát đi tín hiệu SOS qua radio hoặc mã Morse:

SOS SOS SOS (tín hiệu cấp cứu) DE (từ) GBTT GBTT GBTT (phòng radio) QUEEN ELIZABETH 2 (tên của con tàu) PSN (vị trí là) 49.06.30 N (độ Bắc) 04.30.20 W (độ tây). ON FIRE (tàu đang cháy) ABANDONING SHIP AR (thủy thủ đoàn và hành khách đang phải rời con tàu) K (kết thúc tín hiệu, ai đó nhận được hãy trả lời).

Theo genK
  • 52
  • 7.663