Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5 – 37.5°C.
Thường thì chúng ta sử dụng cặp nhiệt độ để đo ở nách là chính, các vị trí đo khác như đo trực tràng (hậu môn) ở trẻ em, đo ở miệng, ở tai, cũng có các thiết bị mới đo từ trán để biết được thân nhiệt, nếu cơ thể có nhiệt độ cao hơn 37.2 độ khi đo ở nách thì người đó được coi là bị sốt rồi. Cũng có trường phát xác định sốt sẽ phải từ 38.8 độ khi đo ở miệng, hay 38.2 khi đo ở hậu môn, còn những trường hợp dưới mức đó thì chỉ là tăng nhiệt độ.
Sốt là một phản ứng cực kỳ phổ biến của con người trước các vấn đề trong cơ thể.
Có 3 mức sốt thông dụng nhất hay được dùng để phân loại là:
- Sốt nhẹ: khi đo ở nách trên mức bình thường (> 37 độ C) đến 38 độ C. Sốt nhẹ thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ nhẹ hoặc những bệnh có lượng tác nhân gây sốt ít. Tuy vậy ở một số trường hợp do phản ứng của cơ thể không mạnh hoặc do sức đề kháng của cơ thể người bệnh suy giảm thì mặc dù nhiễm khuẩn nặng mà chỉ sốt nhẹ.
- Sốt vừa: khi nhiệt độ cơ thể > 38 độ C đến 39 độ C. Sốt vừa thường tương ứng với những nhiễm khuẩn mức độ trung bình hoặc các bệnh khác có lượng tác nhân gây sốt không cao. Ngoài ra sốt vừa cũng thường gặp ở những bệnh diễn biến mãn tính và những bệnh không do nhiễm khuẩn.
- Sốt cao: khi nhiệt độ ở mức > 39 độ C. Sốt cao thường gặp ở những bệnh diễn biến cấp tính, những bệnh nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết) hoặc những tổn thương trung khu điều hoà nhiệt. Ở những bệnh gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt, sốt có thể tới 41 độ C và không chịu tác động của các thuốc hạ sốt.
Triệu chứng của sốt
Khi bị sốt, chúng ta thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Cảm thấy lạnh
- Run rẩy
- Chán ăn
- Mất nước - ngăn ngừa bằng cách uống nhiều nước
- Mệt mỏi
- Tăng nhạy cảm với đau
- Thờ ơ
- Mất tập trung
- Buồn ngủ
- Đổ mồ hôi
Nguyên nhân gây sốt
Sốt có thể do một số yếu tố gây ra:
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng, cúm, thủy đậu hoặc viêm phổi
- Viêm khớp dạng thấp
- Một số loại thuốc
- Da tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, hoặc bị cháy nắng
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tập thể dục quá sức kéo dài
- Mất nước
- Silicosis, một loại bệnh phổi gây ra do tiếp xúc lâu dài với bụi silic
- Lạm dụng amphetamine
- Bỏ rượu
Cách hạ sốt hiệu quả
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ có thể dùng nước ấm để lau cơ thể.
Có rất nhiều biện pháp hạ sốt có thể áp dụng với từng trường hợp sốt. Có một sai lầm thường gặp là hay để người bệnh nằm trong phòng kín gió, nhưng thực tế là nên để cho họ nằm ở nơi thoáng khí và nhiệt độ được điều hòa mát mẻ. Cũng không nên vì vài cơn ớn lạnh mà mặc quá nóng, phải nới bớt quần áo để cơ thể tự thoát nhiệt.
- Để giảm nhiệt mà không dùng thuốc trước hết hãy uống nhiều nước, dùng khăn được làm ẩm bằng nước ấm để đắp lên trán, cổ, nách, bẹn..., với trẻ các tấm hạ nhiệt hiện cũng đang được bán rộng rãi trên thị trường.
- Cũng nên giúp người bệnh ăn uống đầy đủ chất để nâng cao hay bù đắp sức đề kháng của cơ thể, với trẻ em bé quá nếu không chịu ăn uống thì có thể phải truyền dịch để cho trẻ có sức.
- Dùng nước ấm lau cơ thể: Khi phát hiện trẻ bị sốt, có dấu hiệu toàn thân nóng, bố mẹ có thể dùng nước ấm để lau cơ thể. Cách làm này có thể làm mát cho trẻ, nhất là các vùng dưới nách, trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân và có thể xoa nhiều lần, nhiệt độ nước khoảng 37 độ. Lau cơ thể bằng nước ấm là cách có thể đồng thời lau mồ hôi trên cơ thể và khiến cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi đang bị sốt.
- Sử dụng miếng dán hạ sốt, thuốc hạ sốt túi nước lạnh chườm: Trong gia đình có trẻ nhỏ thì cha mẹ cần nhớ rằng luôn phải có miếng dán hạ sốt, gói thuốc giảm sốt hoặc túi chườm lạnh. Khi trẻ bị sốt cao có thể dùng ngay miếng dán hạ sốt, túi nước chườm đá chuyên dụng, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát cơ thể trẻ. Tuy nhiên, tác dụng hạ sốt cũng có sự khác biệt hoặc thay đổi ở mỗi trẻ là khác nhau.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Trẻ sốt song vẫn vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, bạn không cần cho bé dùng thuốc. Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là bạn cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.
- Lau mát, hạ sốt cho trẻ bằng giấm táo: Lau người bằng giấm táo là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi. Khi nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, bạn có thể ngâm khăn trong giấm táo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 2 rồi đắp lên trán và bụng bé. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn thấm giấm táo rồi quấn quanh lòng bàn chân trẻ.
- Hạ sốt bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp: Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tưởng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể giảm nhiệt. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền, dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.
- Bổ sung canxi: Một số chuyên gia tin rằng canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian trẻ bị bệnh. Khoáng chất này được hấp thu tốt nhất từ thức ăn hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng. Bạn hãy bổ sung canxi cho bé qua khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc cho bé ăn các món ăn có nguyên liệu từ cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch… để bé mau khỏi bệnh.
Những lưu ý khi bị sốt
- Mặc đồ thoáng mát
- Uống nhiều nước và nước cam để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Không đắp nước lạnh hoặc nước đá lên cơ thể.
- Nghỉ ngơi trên giường từ một đến hai ngày.
- Ăn nhiều rau có lá.
- Không ăn thức ăn lạnh.
- Không hút thuốc lá và uống những thứ có chứa chất cồn.
- Nếu sốt trên 40 độ C, cần đi khám để được can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp.