Ngay sau khi United Launch Alliance bị Bộ quốc phòng Hoa Kỳ từ chối ký hợp đồng phóng vệ tinh quân sự của cơ quan này do Tòa án Liên bang nước này ra lệnh hạn chế sử dụng động cơ tên lửa của Nga, công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã nhảy vào để "nẫng tay trên" thương vụ béo bở này và cuộc tranh giành đã kết thúc khi Lầu năm góc tuyến bố công ty này là người thắng cuộc.
Theo đó, SpaceX sẽ chịu trách nhiệm đưa 3 vệ tinh GPS của Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ lên vũ trụ trong thời gian tới. Những vệ tinh này thuộc thế hệ mới, có khả năng tăng độ chính xác việc xác định vị trí tốt hơn và có khả năng chống nhiễu tín hiệu từ những tác nhân ngoài vũ trụ hiệu quả hơn so với thế hệ cũ. Lầu năm góc và SpaceX đã thống nhất thời điểm phóng sẽ rơi vào năm 2018.
Tên lửa của SpaceX.
Trên thực tế, vụ "cướp mồi" này của SpaceX đã bắt đầu từ tháng 5 năm nay sau khi Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ cấp phép cho phép SpaceX tiến hành tham gia các hoạt động phóng vệ tinh quân sự sau khi công ty này giành lợi thế trong cuộc đấu thầu với United Launch Alliance - một liên doanh của Boeing và Lockheed - vốn luôn là đối tác khai thác độc quyền của Lầu năm góc từ năm 2006. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho SpaceX với với hợp đồng không gian quân sự của chính phủ có tổng trị giá khoảng 9,5 tỷ USD.
United Launch Alliance từng thực hiện hơn 100 lần phóng cho Lầu năm góc với hệ thống tên lửa Atlas-5 sử dụng động cơ trên lửa RD-180 do Nga sản xuất. Liên doanh này và Lầu năm góc từng lên kế hoạch ngỏ ý chờ Nghị viện Hoa Kỳ cấp phép mua RD-180 với số lượng lớn nhưng căng thẳng giữa 2 nước về vấn đề Ukraine đã khiến đề nghị này bị gạt sang 1 bên. Lúc này, SpaceX đã chính minh được khả năng của tên lửa Falcon 9 do họ sản xuất sau rất nhiều lần thử nghiệm với giá thành rẻ hơn Atlas-5 rất nhiều.