Với sự trợ giúp của các mô phỏng máy tính phức tạp, các nhà khoa học tại Học Viện Max Planck (Potsdam, Đức) và trường đại học Heidelberg đã phát hiện ra cách mà hình dạng và sự phân phối của một số mảng kết dính nhất định trên tế bào ảnh hưởng đến sự kết dính của tế bào trong mạch máu.
Theo nghiên cứu này, số lượng và kích cỡ của các vùng dính này đều không phải là các yếu tố quan trọng nhất mà yếu tố quan trọng nhất là độ nhô lên của chúng từ bề mặt tế bào. Bạch cầu và tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét được phát hiện là sử dụng cấu trúc giống quả cầu có nhiều gai sắc nhọn như trong ảnh để thực hiện “chiến lược” kết dính của chúng.
Máu là một phương tiện vận chuyển chung trong cơ thể mà nhờ nó, các loại tế bào khác nhau được vận chuyển trong cơ thể của chúng ta. Sự chuyển động của máu được quyết định bởi thủy động lực. Các tế bào neo giữ chúng ở thành mạch máu trong mô đích (target tissue) với sự trợ giúp của các phân tử kết dính đặc biệt, các phân tử này còn được gọi là thụ quan.
Ảnh được minh họa bằng mô hình máy tính, mô phỏng sự kết dính tế bào trong dòng chảy thủy động lực. Nó bao gồm một quả cầu với các mảng dính phân bố một cách ngẫu nhiên và một chất nền với các tế bào liên quan và có khả năng bổ sung cho nhau. (Ảnh: Học Viện Max Planck (Potsdam, Đức) ) |
Trong nhiều trường hợp, các thụ quan này tụ họp lại trên bề mặt của tế bào thành các mảng có kích thước nanomet. Quá trình kết dính được dựa trên quy tắc khóa mang tính then chốt: đó là một phân tử kết dính chỉ liên kết với những tế bào nhất định nào đó mà thôi. Điều này để đảm bảo rằng các tế bào chỉ được vận chuyển đến một nơi mà chúng buộc phải hoàn thành chức năng sinh học của mình ở đó.
Những quá trình này có sự liên quan rất lớn đến y học. Chẳng hạn như, hồng cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét sẽ bám vào thành mạch máu để “trốn thoát” khỏi việc bị tiêu diệt trong lá lách và bạch cầu “tuần tra” sẽ gắn chặt với thành mạch máu để tìm kiếm các vật thể lạ ở trong mô ngay cạnh đó. Các “tế bào kết dính lang thang” này còn bao gồm cả tế bào gốc, tế bào di chuyển từ tủy xương đến mô đích của chúng, và cả tế bào ung thư, tế bào gây di căn trong cơ thể.
Để hiểu các quá trình này rõ hơn, thì cần phải thấy được và theo dõi được quá trình tác động lẫn nhau giữa thủy động lực và các mảng kết dính phân tử một cách chi tiết. Để làm được điều này, các nhà khoa học tại viện Max Planck (postdam, Đức) và trường đại học Heidelberg đã phát triển một mô hình máy tính mà mô hình này có thể theo dõi một cách hệ thống cách mà mật độ, kích cỡ và số lượng của các nhóm thụ quan ảnh hưởng đến sự kết dính của tế bào.
Thụ Quan (Ảnh: sci.uidaho.edu) |
T.V