12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

  •   3,416
  • 84.932

Có nhiều loại thực vật rất giàu chất đạm mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nếu bạn là người ăn chay, không thích ăn thịt động vật thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung protein từ các loại thực phẩm tự nhiên dưới đây để thay thế đạm từ động vật.

1. Các loại đậu

Các loại hạt đậu

Thực phẩm họ đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng…) luôn là nguồn bổ sung chất đạm tốt cho người ăn chay. Một phần ăn chứa 7,9 gram đậu chứa lượng đạm tương đương một ly sữa, trong khi 2 chén đậu đỏ cung cấp 26 gram chất đạm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên nhớ: phụ nữ cần tiêu thụ 46 gram chất đạm mỗi ngày, còn nam giới là 56 gram.

Lentil hay đậu lăng: Là một món ăn chính trong ẩm thực Ấn Độ, những cây họ đậu màu vàng, đỏ, xanh lá cây hoặc nâu này có thể tồn tại hàng tháng trên kệ bếp, cho dù được mua khô hay đóng hộp. Mỗi thìa đậu lăng cung cấp cho bạn hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, sắt, canxi và chất xơ, bên cạnh đó còn có các polyphenol có lợi cho tim. Lượng chất xơ cao có trong đậu lăng hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Giảm lượng cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và làm sạch động mạch. Ngoài chất xơ, nó cũng chứa folat, magiê góp phần duy trì sức khỏe tim. Một chén đậu lăng tương đương với 18 gam protein mỗi khẩu phần (khoảng 228 gam).

Đậu gà
Đậu gà có rất nhiều công dụng, giàu dinh dưỡng, không dị ứng và có giá rẻ.

Chickpeas - Đậu gà: Đậu gà cung cấp lượng protein cao, khoảng 15 gram mỗi một cốc đầu gà. Bạn có thể lựa chọn loại đậu này thay thế cho mì ống, gạo, khoai tây chiên và kem. Đậu gà có rất nhiều công dụng, giàu dinh dưỡng, không dị ứng và có giá rẻ.

Đậu đen hay đỗ đen: Đỗ đen có hàm lượng carbs cao (40 gam), nhưng những carbs này được hình thành tự nhiên, không giống carbs có trong bánh mì và bánh ngọt. Bên cạnh protein (15 gam mỗi khẩu phần), loại đậu này cũng là một nguồn carb là chất xơ - chất xơ hòa tan đặc biệt, có liên quan đến việc giảm cholesterol xấu, theo chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cochrane, Đại học bang Ohio. Đây là lý do tại sao đỗ đen thường được coi là thực phẩm tốt cho tim vì nồng độ cholesterol cao có thể gây ra bệnh tim và các vấn đề liên quan đến tim khác. Bên cạnh protein và chất xơ, đỗ đen còn rất giàu chất dinh dưỡng khác, bao gồm 46 miligam canxi và chất chống oxy hóa như phytochemical có nguồn gốc từ thực vật, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

2. Hạt diêm mạch (Quinoa)

Hạt diêm mạch

Hầu hết các loại hạt thường chứa hàm lượng đạm ít, nhưng hạt diêm mạch lại khác biệt ở chỗ nó chứa tới hơn 8 gram đạm/chén - bao gồm 9 loại axít amin thiết yếu cơ thể cần để phát triển và hồi phục nhưng không tự sản xuất được. Do vậy, diêm mạch được coi là nguồn chất đạm tuyệt hảo và cũng là siêu thực phẩm giảm cân.

3. Hạt mè và hạt hướng dương

Hạt mè và hạt hướng dương

Đây là những loại hạt có chứa hàm lượng protein và chất béo tốt khá cao. Trong đó, hạt hướng dương chứa nhiều đạm nhất, kế đến là hạt mè. Cụ thể, nửa chén hạt hướng dương chứa 14,6 gram chất đạm, trong khi hàm lượng đạm trong nửa chén hạt mè là 10,8 gram.

4. Edamame hay đậu nành Nhật

So với hầu hết các nguồn thực phẩm cung cấp protein từ thực vật thì đậu nành con có hàm lượng protein cao hơn, khoảng 19 gram mỗi cốc khẩu phần. Những hạt đậu nành chưa trưởng thành này không chỉ giúp bạn nạp vào cơ thể protein mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, folate và kali tốt.

Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như edamame có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đậu nành tươi

5. Các loại rau có màu xanh đậm

Nhìn chung, rau xanh không chứa chất đạm nhiều bằng các loại đậu và ngũ cốc, nhưng với một số loại rau màu xanh đậm (như cải bó xôi, bông cải xanh) thì ngoài các hợp chất chống ôxy hóa và chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch, chúng còn chứa một lượng chất đạm đáng kể. Ví dụ, 1 chén cải bó xôi sống chứa 2,1 gram đạm, trong khi hàm lượng chất này trong 1 chén bông cải xanh cắt nhỏ là 8,1 gram.

6. Sản phẩm từ đậu nành

Sản phẩm từ đậu nành

Các món ăn làm từ đậu nành là một trong những nguồn bổ sung chất đạm dồi dào nhất dành cho người ăn chay. Theo đó, một chén tàu hủ chứa khoảng 40 gram chất đạm.

7. Bơ từ thực vật

Bơ tư thực vật

Tất cả các hạt ngũ cốc đều giàu đạm và chất béo tốt, khiến chúng trở thành một phần giá trị trong chế độ ăn chay. Bơ từ hạt ngũ cốc, như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, lại là nguồn bổ sung đạm rất tốt, theo Elle Penner – chuyên gia dinh dưỡng của các trang web sức khỏe MyFitnessPal.comNutritionella.com.

8. Mì căn

Mì căn

Đây là thực phẩm thay thế thịt khá phổ biến đối với người ăn chay. Mỗi chén mì căn cung cấp đến 72 gram chất đạm, nhiều hơn cả tàu hủ. Do mì căn dai và có thớ khá giống thịt gia cầm, nên thường được dùng chế biến thành các món thay cho gà/vịt.

9. Sữa thực vật

Sữa thực vật

Sữa thực vật không chỉ là loại sữa thay thế tốt cho những người mắc chứng không dung nạp lactose có trong sữa động vật, mà còn là nguồn bổ sung tốt cho bất kỳ chế độ ăn uống nào. Sữa đậu nành nguyên chất cung cấp nhiều đạm nhất (từ 4-8 gram protein/226 gram), trong khi sữa hạnh nhân, gai dầu, gạo chỉ chứa khoảng 1 gram prôtêin/chén.

10. Bột ca cao không đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, một muỗng bột ca cao – dùng pha thức uống hoặc làm nguyên liệu cho các món bánh – có chứa khoảng 1 gram chất đạm.

11. Gạo lứt, gạo nâu

Gạo lứt, gạo nâu

Thay gạo trắng bằng gạo nâu hoặc gạo lứt cho mỗi bữa ăn không những sẽ cung cấp thêm 2-3g đạm (5-6g đạm/1 chén gạo lứt), mà còn thêm cả các loại vitamin B và thật nhiều chất xơ nữa.

Gạo nâu thật sự không khó ăn. Nếu cần tập làm quen, bạn có thể bắt đầu từ việc trộn gạo trắng và gạo nâu nấu chung, dần dần có thể hoàn toàn nấu và ăn gạo nâu.

Những bạn vận động nhiều hoặc tập thể hình mong muốn dung nạp nhiều đạm hơn, có thể nấu chung gạo nâu với các loại đậu.

Tương tự, với bánh mì, nếu được chọn lựa, hãy dùng bánh mì nguyên cám thay bánh mì trắng để tốt hơn cho cơ thể nhé.

12. Yến mạch

Yến mạch

Là một loại ngũ cốc đang dần phổ biến tại Việt Nam. Ở phương Tây, yến mạch hay được ăn vào buổi sáng hoặc dùng làm nguyên liệu trong bánh mì, bánh quy. Yến mạch có ưu điểm là nấu chín rất nhanh, khi chín thì sệt như cháo; hoặc có thể ngâm qua đêm với các loại sữa và ăn vào buổi sáng. Một khẩu phần yến mạch (45g) chứa khoảng 6g chất đạm. Trộn yến mạch với sữa đậu nành, rắc thêm tí hạt hạnh nhân, các loại trái cây, là có một bữa sáng hoàn hảo!

Cập nhật: 23/12/2024 Tổng Hợp
  • 3,416
  • 84.932