Tác dụng của sữa và những thời điểm tốt nhất nên uống sữa

Những thực phẩm tuyệt đối không kết hợp với sữa
  •   54
  • 29.826

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thức ăn và chế phẩm từ sữa luôn là nguồn dưỡng chất lý tưởng cho con người. Đây là nguồn thực phẩm đúng nghĩa chứ không chỉ là thực phẩm bổ sung. Việc uống sữa thường xuyên và đúng cách còn giúp bạn có thể đề phòng nhiều bệnh tật.

Thành phần của sữa

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất.

Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Protein sữa bao gồm casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm hơn 75% tổng số protein. Casein có đủ tất cả các acid amin cần thiết. Đặc biệt là Lysin là một acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.

Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao.
Protein sữa có thành phần acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao.

Chất béo sữa có trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao, chứa nhiều acid béo chưa no. Chính vì vậy, chất béo sữa có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa, có giá trị sinh học cao.

Đường của sữa là lactoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5%, sữa mẹ là 7%.

Chất khoáng trong sữa có nhiều: Calci, Kali, Phospho,... vì vậy sữa là thức ăn gây kiềm. Sữa là nguồn thức ăn cung cấp Calci quan trọng cho trẻ em. Sữa cung cấp chủ yếu Vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể. Trong sữa non (3 ngày đầu mới sinh) còn có một lượng kháng thể miễn dịch lgA (Immunoglobulin) rất tốt cho cơ thể trẻ, giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Lợi ích khi uống sữa

Sữa giúp xương chắc khỏe

Sữa giúp “xây” một hệ xương và răng khỏe mạnh, 99% canxi của cơ thể tập trung ở xương và răng. Thêm vài đó hàng trăm nghiên cứu cho thấy canxi trong sữa giúp tăng lượng tập trung trong xương, tránh bị loãng xương.

Chúng ta được sinh ra và lớn lên từng ngày nên cần liên tục bổ sung canxi để xương ngày một chắc khỏe.

Canxi giúp cho hệ cơ và hệ thống tuần hoàn luôn khỏe mạnh

Canxi đóng vai trò trong việc co bóp đẩy máu đi, nếu lượng canxi bị thấp cơ thể sẽ “lấy” canxi từ xương để bổ sung cho máu. Nhưng nếu bạn nạp đủ canxi trong bữa ăn hàng ngày thì canxi cho máu có thể được cấp đủ và bảo toàn canxi trong xương.

Sữa giúp “xây” một hệ xương và răng khỏe mạnh.
Sữa giúp “xây” một hệ xương và răng khỏe mạnh.

Cung cấp cho cơ thể lượng calo cần thiết

Sữa rất giàu chất dinh dưỡng, protein, chất béo và carbohydrate. Đây là lượng calo cần thiết cho cơ thể chúng ta. Miễn là chúng ta uống nó mỗi sáng, chúng ta có thể làm cho cơ thể đầy năng lượng.

Bổ sung các nguyên tố vi lượng

Sữa cũng chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng như vitamin A và D. Uống hàng ngày có thể đóng vai trò bổ sung và ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng khác nhau.

Thúc đẩy chuyển hóa đường ruột

Sữa chứa nhiều nước. Uống hàng ngày có thể bổ sung nước cho cơ thể kịp thời, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở ruột và hỗ trợ nhu động ruột.

Bổ sung protein chất lượng cao

Protein có trong sữa rất chất lượng. Nếu thường xuyên uống sữa mỗi ngày, bạn có thể cung cấp cho cơ thể protein chất lượng cao kịp thờ, giúp cơ thể phát huy chức năng miễn dịch của cơ thể.

Những người uống sữa thường thon thả hơn

Uống sữa không chỉ giúp xương bạn chắc khỏe hơn, những người uống sữa có xu hướng ăn uống lành mạnh và thường có vóc dáng mảnh mai hơn những người không thường xuyên uống sữa.

Thời điểm uống sữa tốt nhất

Khởi động ngày mới với sữa

Cho sữa vào món ngũ cốc hay cháo yến mạch, có vẻ không mới mẻ nhưng vẫn là một cách tuyệt vời và hiệu quả để bắt đầu một ngày mới, bạn cũng có thể cho sữa vào cốc sinh tố hoa quả để thêm ngon miệng và bổ dưỡng.

Uống sữa vào các giờ ăn nhẹ

Sữa rất thích hợp cho bữa ăn nhẹ sau giờ trưa, độ ngọt vừa phải, giàu chất dinh dưỡng, lượng protein và tinh bột đều cân bằng vừa phải. Một cốc sữa vào giữa giờ chiều vừa dễ dàng thuận tiện, lại đủ no, nó vừa giúp bạn vẫn ăn ngon bữa tối mà không bị chán ngán như khi bạn ăn kẹo.

Uống sữa sau khi tập thể dục

Sữa là một nguồn cung cấp protein dồi dào, nó tăng tốc quá trình trao đổi chất và đem lại cảm giác no sau khi sử dụng. Sữa có thể hỗ trợ giảm cân bởi nó có lượng calorie thấp nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và không kiểm soát bạn vẫn có thể bị tăng cân.

Sau khi tập luyện, uống sữa giúp tăng cường cơ bắp và điều chỉnh chỉ số khối lượng cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống sữa không béo sau khi tập luyện 5 ngày 1 tuần có khối lượng cơ bắp tăng đáng kể so với những người không uống sữa. Ngoài ra, khối lượng mỡ trong cơ thể họ cũng giảm đi rõ rệt. Tóm lại, thời điểm thích hợp nhất để uống sữa là ngay sau khi kết thúc hoạt động thể chất.

Uống sữa trước khi đi ngủ

Thói quen tốt trước khi đi ngủ này có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Ngủ không ngon có thể làm giảm sự trao đổi chất và tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y.

Sữa rất thích hợp cho bữa ăn nhẹ sau giờ trưa, độ ngọt vừa phải, giàu chất dinh dưỡng.
Sữa rất thích hợp cho bữa ăn nhẹ sau giờ trưa, độ ngọt vừa phải, giàu chất dinh dưỡng.

Chú ý:

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, vì thế lượng sữa uống để phù hợp với cơ thể cũng khác nhau. Với người lớn thì lượng sữa phù hợp là 200ml/lần, còn với trẻ em thì 150ml/lần. Bạn nên chia nhỏ lượng sữa để uống nhiều lần trong ngày.

Sai lầm cần tránh khi uống sữa

Không uống sữa khi đói

Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.

Không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong

Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.

Không nên uống sữa quá đặc

Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.

Khi uống sữa bò không được cho thêm đường đỏ, nhưng có thể cho một lượng vừa phải đường trắng.
Khi uống sữa bò không được cho thêm đường đỏ, nhưng có thể cho một lượng vừa phải đường trắng.

Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.

Không pha sữa với đường đỏ

Axit oxalic trong đường đỏ sẽ làm biến chất protein trong sữa bò, khiến cho chức năng tiêu hóa bị “mất thăng bằng”, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng “thiếu máu do uống sữa bò”. Cho nên khi uống sữa bò không được cho thêm đường đỏ, nhưng có thể cho một lượng vừa phải đường trắng hoặc đường phèn để điều hòa vị, cần phải chú ý là không nên cho quá nhiều sẽ dễ bị béo phì.

Sữa nóng tuyệt đối không cho thêm đường

Khi sữa còn nóng, không được cho thêm đường. Sự kết hợp ngớ ngẩn này sẽ khiến chất lysine trong sữa phản ứng với đường, tạo thành hợp chất fructose lysine chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy, chỉ cho đường khi sữa đã nguội để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Không uống cùng nước cam hoặc chanh

Một số người khuyên nên cho một ít nước cam hoặc chanh vào sữa thơm ngon bổ dưỡng hơn. Điều này nghe có vẻ rất tốt, song trên thực tế nước cam hoặc chanh đều chứa nhiều axit. Axit gặp protein trong sữa sẽ khiến cho protein bị biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa.

Không pha sữa cùng với chocolate

Nhiều người nghĩ rằng sữa giàu chất béo còn chocolate giàu năng lượng nên dùng cùng lúc sẽ rất tốt cho cơ thể. Nhưng trên thực tế sữa lỏng cộng thêm chocolate sẽ khiến canxi trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate dễ gây ra các bệnh về sỏi thận. Nếu bạn cho trẻ nhỏ dùng lâu dài sẽ gây thiếu canxi, tiêu chảy, trẻ chậm phát triển, tóc khô, dễ gãy xương cho bé.

Không uống sữa cùng với thuốc tây

Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi họ uống thuốc. Trong thực tế, sữa có thể ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể con người. Sữa là dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Do đó, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, và tạo nên chất không hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, không uống sữa một giờ trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.

Không uống sữa sau khi ăn hải sản

Sữa và hải sản là hai sản phẩm kỵ nhau
Sữa và hải sản là hai sản phẩm kỵ nhau.

Sữa và hải sản là hai sản phẩm kỵ nhau nếu bạn dùng chung một lúc sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong sữa và hải sản đều chứa nhiều canxi nhưng nếu bạn dùng chung một lúc hai loại canxi khó hấp thụ dễ gây sỏi thận cho bạn.

Tốt nhất là nấu gián tiếp và không quá lâu

Trực tiếp làm nóng có thể khiến cho protein trong sữa bò ngưng tụ lại, nấu quá lâu sẽ khiến chất calcium phosphate (canxi phốt phát) trong sữa chuyển từ tính axit sang trung tính rồi kết tủa lại, chất lactose sẽ bị phân giải thành axit lactic và axi formic do bị đun nóng lâu, từ đó làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa bò cả về màu sắc, mùi thơm và vị của sữa.

Cập nhật: 17/09/2020 Tổng hợp
  • 54
  • 29.826