Tại nhiệt độ phòng, các nhà khoa học RMIT biến CO2 thành than, chôn lại xuống đất

  •  
  • 1.550

Những cách thức biến CO2 dạng khí thành dạng rắn đều cần tới nhiệt độ cực cao, không thể áp dụng đại trà.

Các nhà khoa học vừa thành công trong việc biến khí CO2 ngược thành than rắn, thành tựu mới đưa những nỗ lực giảm thiểu khí thải, hạn chế biến đổi khí hậu lên một tầm cao hơn toàn mới. Đội ngũ nghiên cứu dẫn dắt bởi Đại học RMIT phát triển thành công kỹ thuật mới, áp dụng phương pháp điện phân kim loại trong dung dịch để biến CO2 thành những hạt carbon rắn tại nhiệt độ phòng.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên Nature, các tác giả tuyên bố công nghệ của mình mang tới cách thức loại bỏ CO2 "an toàn và vĩnh viễn".

Các nhà khoa học vừa thành công trong việc biến khí CO2 ngược thành than rắn
Các nhà khoa học vừa thành công trong việc biến khí CO2 ngược thành than rắn.

Những kỹ thuật thu nạp carbon hiện tại chủ yếu là biến carbon dạng khí thành chất lỏng rồi lưu trữ bằng các cách khác nhau. Tuy nhiên, có hai trở ngại: về mặt kinh tế và mối nguy hại khi chất lỏng rò rỉ ra khỏi khu vực lưu trữ.

Nhưng với cách thức mới, khí thải biến thành những khối carbon rắn, gần như là một loại than. Việc cất trữ sẽ dễ dàng hơn nhiều và rất có thể, ta còn có thể tái sử dụng chúng.

Để biến hóa CO2 thành dạng rắn, các nhà nghiên cứu sử dụng chất xúc tác là dung dịch kim loại, có bề mặt dung dịch được thiết kế đặc biệt để dẫn điện hiệu quả. Điện sẽ được đưa vào carbon dioxide nằm trong một cốc thí nghiệm chứa dung dịch điện phân cùng với một phần nhỏ dung dịch kim loại. CO2 sẽ dần biến thành những mảng rắn qua thử nghiệm điện phân.

Giáo sư Torben Daeneke, nhà nghiên từ RMIT cho hay: "Chúng ta không thể đảo ngược thời gian, nhưng việc biến carbon dioxide thành than rồi lại chôn xuống đất quả là đi ngược lại với những gì con người vẫn làm".

"Cho tới nay, ta mới chỉ có thể biến CO2 thành dạng rắn bằng nhiệt độ cực cao, vì vậy khó có thể tăng quy mô quá trình xử lý CO2. Bằng việc sử dụng chất xúc tác là dung dịch kim loại, chúng tôi tạo ra quá trình mới hiệu quả và có khả năng biến thành dây chuyền lớn".

Daeneke công nhận vẫn phải cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu, nhưng đây là bước tiến đầu tiên rất đáng kỳ vọng.

Hai giáo sư RMIT là Torben Daeneke và Dorna Esrafilzadeh.
Hai giáo sư RMIT là Torben Daeneke và Dorna Esrafilzadeh.

Giáo sư Dorna Esrafilzahed, trưởng ban nghiên cứu nói về việc tận dụng sản phẩm carbon tạo ra vào việc sản xuất điện cực. "Có một lợi ích nữa của quá trình biến đổi khí carbon dioxide mới, đó là nó có thể giữ được dòng điện, biến được thành một siêu tụ, vì thế có thể đưa nó vào những hệ thống phương tiện của tương lai".

Cô nói thêm: "Quá trình ‘rắn hóa’ carbon dioxde cũng tạo ra phụ phẩm là nhiên liệu tổng hợp, có thể dùng trong các ngành công nghiệp".

Mọi thứ dường như quá hoàn hảo để thành sự thật.

Cập nhật: 28/02/2019 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.550