Hành tỏi chứa axit sunfuric và tinh dầu, qua dạ dày tạo khí lưu huỳnh thoát ra lỗ chân lông gây mùi khó chịu, đặc biệt là vùng nách.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, trong hành, tỏi chứa nhiều axit sunfuric và tinh dầu có mùi. Loại axit này khi qua dạ dày sẽ tạo thành khí lưu huỳnh, đến ruột già bị hấp thụ vào máu theo các lỗ chân lông thoát ra ngoài với mùi khó chịu.
"Vùng nách là nơi các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, chế độ ăn uống nhiều hành tỏi sẽ khiến mùi vùng này trở nên khó chịu hơn", bà Phụng nói.
Trong tỏi và hành có chứa axit sunfuric và tinh dầu gây mùi hôi nách. (Ảnh: Daily Express).
Hôi nách có thể do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh pha lẫn với vi khuẩn thường phát triển trong môi trường ẩm ướt. Một số nguyên nhân khác gây mùi hôi như vệ sinh kém, các vấn đề tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan, tiểu đường... Dùng những loại đồ uống có chứa caffein, rượu, uống một số loại thuốc, thức ăn cay, mặc quần áo chật, mất nước, stress, thay đổi nội tiết tố, tuổi dậy thì, thời tiết nóng... cũng gây mùi hôi cơ thể.
Theo bà Phụng, người mắc chứng hôi nách nên hạn chế hành tỏi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, mặc quần áo khô thoáng, chất liệu hút ẩm tốt, vệ sinh cơ thể mỗi ngày và sử dụng thêm các sản phẩm khử mùi nếu cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nhiều liệu pháp dân gian để giảm tiết mồ hôi và khử mùi hiệu quả:
Chống lại mùi hôi nách đáng sợ bằng mẹo đơn giản
Người Nhật đã có giải pháp cho vấn đề tế nhị "hôi nách viêm cánh" ngày hè