Tại sao chó ngao Tây Tạng không sợ gió to, tuyết rơi và sống thoải mái ở âm 40 độ C?

  •  
  • 929

Về sự ra đời của chó ngao Tây Tạng, có rất nhiều loại giả thuyết lan truyền trên Internet. Tuy nhiên điều ít người biết tới đó là cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng thời kỳ đầu thậm chí còn không có chó, càng không nói đến chó ngao Tây Tạng.

Trong số tất cả các giống chó ở Trung Quốc, chó ngao Tây Tạng được biết đến nhiều nhất, đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, được rất nhiều người Trung Quốc săn đón vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21.

Vào thời điểm đó, giá của chó ngao Tây Tạng cực kỳ cao, thậm chí còn được bán với giá cao đến một triệu đô. Trên thực tế, những ngày đầu, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong giới nhỏ như những người chăn gia súc.

Đến những năm 1980, vì vẻ ngoài độc đáo và tính cách hung dữ, nó đã trở nên phổ biến ở nước ngoài và được một lượng lớn người nước ngoài săn lùng. Những năm 1990, phong trào nuôi chó ngao Tây Tạng quay trở lại Trung Quốc và tạo ra một làn sóng mang tên "cơn sốt chó ngao Tây Tạng".

Đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.
Đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.

Vào thời kỳ đỉnh cao, nhiều người đã tỏ ra rất tự hào khi sở hữu một chú chó ngao Tây Tạng, nhưng kết quả sau đó lại là điều hoàn toàn có thể đoán trước được. Sau năm 2013, phong trào nuôi chó ngaoTây Tạng dần kết thúc, khiến đánh giá của mọi người về chó ngao Tây Tạng giảm mạnh so với lời khen ngợi ban đầu.

Trên thực tế, chó ngao Tây Tạng hoàn toàn không thích hợp để nuôi ở những vùng có độ cao thấp. Là giống chó cao nguyên, chúng là giống chó to lớn và khỏe mạnh, nơi chúng có thể phát huy hết ưu điểm thực sự của mình là ở cao nguyên chứ không phải là trong môi trường nuôi nhốt ở thành phố.

Chó ngao Tây Tạng
Trong ảnh, hai chú chó ngao Tây Tạng không sợ gió to tuyết rơi, trong thời tiết âm 40 độ vẫn bám sát chuồng cừu, dựa lưng vào hàng rào, dùng nền đất làm giường, tuyết dày làm chăn bông, cuộn tròn ngủ.

Trong môi trường này, hầu hết những giống chó chó khác không thể chịu đựng được trong một thời gian dài, nhưng chó ngao Tây Tạng vẫn có thể bám trụ, điều này cho thấy khả năng thích nghi của nó trong môi trường núi cao. Vậy làm thế nào mà một giống chó cao nguyên xuất sắc như vậy lại ra đời?

Trên thực tế, cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng thời kỳ đầu không hề có chó
Trên thực tế, cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng thời kỳ đầu không hề có chó.

Về sự ra đời của chó ngao Tây Tạng, có rất nhiều loại giả thuyết lan truyền trên Internet. Ví dụ, "mười con chó sinh ra một con chó ngao": Những người chăn gia súc sẽ nhốt tất cả những chú chó con mới sinh vào một căn phòng nhỏ mà không cung cấp thức ăn cho chúng, để những chú chó con bị đói sẽ đánh nhau, cuối cùng, con hung dữ nhất và con chó con khỏe nhất còn sống chính là chó ngao Tây Tạng.

Đương nhiên, đây chỉ là những câu chuyện được thêm mắn thêm muối với những chi tiết chỉ là tưởng tượng của mọi người. Trên thực tế, cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng thời kỳ đầu không hề có chó, chúng là do những người di cư sơ khai mang đến.

Những con chó sống trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng được con người sơ khai mang đến về cơ bản đều là giống chó sinh sống ở nơi độ cao thấp, giống như hầu hết các loài chó, chúng rất khó có khả năng sống sót trên môi trường tự nhiên của cao nguyên.

Sự thay đổi của chó ngao Tây Tạng là để thích nghi với sự thay đổi của môi trường
Sự thay đổi của chó ngao Tây Tạng là để thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Tuy nhiên ngoại hình của chó ngao Tây Tạng ngày nay hoàn toàn khác với nhiều giống chó sinh sống ở nơi có độ cao, chúng có lông dày và thân hình to lớn như sư tử, đó là lý do chính khiến chúng được người nước ngoài săn lùng.

Sự thay đổi của chó ngao Tây Tạng là để thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Sau khi tổ tiên của chúng đi vào cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở và bắt đầu tiếp xúc với sói Tây Tạng hoang dã.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chó đã được thuần hóa bởi một số con sói xám vào cuối kỷ Pleistocene, và không có sự cách ly sinh sản với sói, vì vậy, một số chó và sói đã đến với nhau một cách tự nhiên.

Lai tạo với sói Tây Tạng cổ đại là lý do cơ bản khiến những con chó ngao Tây Tạng con có được khả năng thích nghi với môi trường độ cao lớn.

Như chúng ta đã biết, các loài động vật như báo tuyết có thể tồn tại lâu dài trong môi trường lạnh và thiếu oxy. Để tìm ra nguyên nhân tại sao, các nhà khoa học đã trải qua rất nhiều cuộc nghiên cứu và cuối cùng đã phát hiện ra một loại gene có tên là "EPAS1".

Gene này đã được phát hiện ở nhiều loài sống ở môi trường độ cao lớn như báo tuyết, mèo hoang mạc và cáo Tây Tạng, nhưng không có ở các loài sống ở độ cao thấp như sói xám, chó nhà và chó rừng lưng vàng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gene EPAS1 có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa sản xuất huyết sắc tố ở động vật, khiến cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi của oxy và có thể tồn tại trong một thời gian dài ngay cả trong môi trường nghèo oxy.

Chó sói Tây Tạng.
Chó sói Tây Tạng.

Gene EPAS1 cũng được di truyền từ những con chó con là kết quả của sự giao phối giữa chó với sói Tây Tạng, cộng với việc sống trong môi trường lạnh giá lâu ngày nên ngoại hình của những con chó này dần có những thay đổi thích ứng. Ví dụ, trở nên khổng lồ, lông lá, mỡ dày lên,... giúp chúng thích nghi với môi trường.

Chó và sói đã tách ra khỏi tổ tiên chung từ lâu, và cả hai tiến hóa theo những hướng khác nhau, nhưng sau đó, do trùng hợp ngẫu nhiên, chúng lại có những điểm giao nhau.

Các nhà khoa học đã xây dựng một cây phát sinh loài của loài chó cho khu vực có gene EPAS1 và phát hiện ra rằng rất có khả năng tổ tiên của chó ngao Tây Tạng đã bắt giao phối với sói Tây Tạng từ 24.000 năm trước.

Có khả năng tổ tiên của chó ngao Tây Tạng đã giao phối với sói Tây Tạng.
Có khả năng tổ tiên của chó ngao Tây Tạng đã giao phối với sói Tây Tạng.

Lịch sử đã chứng minh, chó Ngao Tây Tạng là một trong những giống chó chăn cừu tốt nhất trên cao nguyên, đồng thời cũng là giống chó hung dữ không kém dã thú, với khả năng vượt trội của mình, chúng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử lâu đời của những người chăn gia súc, và được mệnh danh là "vị thần của vùng tuyết" tại địa phương.

Cập nhật: 18/02/2023 PNVN
  • 929