Tại sao lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn?

  •  
  • 539

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn xuất hiện khiến bạn vô cùng khó chịu? Bạn lo lắng không biết liệu triệu chứng này có liên quan đến bệnh lý gì và cách chữa trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Buồn nôn là một trạng thái không thoải mái của dạ dày, cảm giác sóng cuộn, khó chịu trong bụng và cổ họng. Khi buồn nôn nhưng không nôn được lại càng khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Triệu chứng này xuất hiện có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được là nỗi lo của nhiều người.
Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được là nỗi lo của nhiều người.

Vì sao lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

1. Cơ thể bị mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra dễ khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng. Khi cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết để tuần hoàn bên trong thì lưu lượng máu sẽ không được cung cấp đủ, từ đó gây ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa và làm xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau nhức bụng.

2. Do căng thẳng

Khi bạn lo lắng, các chức năng của cơ thể như tiêu hóa có thể bị ngưng trệ, dẫn đến sự tích tụ của một số chất độc trong cơ thể. Sự tích tụ chất độc này sẽ gửi các tín hiệu hóa học đến não và gây ra cảm giác buồn nôn.

3. Mắc chứng đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu thường đi kèm với hiện tượng buồn nôn đột ngột trong ngày. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, chất serotonin trong não sẽ gửi tín hiệu đến các mạch máu trong não, từ đó kích hoạt não bộ nên gây ra cảm giác buồn nôn mệt mỏi buồn ngủ.

4. Lượng đường trong máu quá thấp

Các hormone của bạn sẽ hoạt động để điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết) thì các hormone như glucagon, epinephrine... sẽ tăng đột biến để giúp cơ thể sản sinh nhiều glucose hơn. Hậu quả là dạ dày của bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực, gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.

5. Uống thuốc khi đói bụng

Ngoài những vấn đề trên, nếu bạn uống thuốc lúc dạ dày cồn cào, không có đồ ăn thì nó cũng có thể làm xuất hiện nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, tránh thai, huyết áp... đều có thể làm dạ dày của bạn bị kích thích. Lúc này, đường ruột của bạn sẽ phải xử lý thức ăn bằng cách giải phóng axit dạ dày. Vì vậy, khi bạn uống thuốc lúc đang bụng đói sẽ làm kích thích và gây ra cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được.

6. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tình trạng buồn nôn. Khi đó, axit từ dạ dày sẽ trào lên thực quản, khiến bạn thấy đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh này khi buồn nôn đi kèm với đau ngực, khó nuốt thức ăn, hoặc cảm thấy như có một cục u trong cổ họng.

7. Tắc ruột

Khi thấy buồn nôn cả ngày, đồng thời đau bụng nhiều, cảm giác quặn ruột, khó đi vệ sinh, bạn có thể nghĩ ngay đến khả năng bị tắc ruột. Lúc này, thức ăn đang bị ứ lại và bạn nên tạm dừng việc nạp thêm thực phẩm vào cơ thể, tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Tắc ruột có triệu chứng cơ bản là buồn nôn, quặn ruột.
Tắc ruột có triệu chứng cơ bản là buồn nôn, quặn ruột.

8. Viêm dạ dày – tá tràng

Có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày – tá tràng khi bạn cảm thấy buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn, kèm theo tình trạng trướng và nặng bụng, ợ nóng. Thậm chí, cả khi đói và sau khi ăn đều có cảm giác nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng, đau tức thượng vị, khiến người bệnh thấy chóng mặt, mệt mỏi.

9. Viêm đại tràng cấp và mãn tính

Khi cảm thấy buồn nôn, kèm theo thay đổi bất thường số lần đại tiện, táo bón xen lẫn phân lỏng, chướng bụng đầy hơi thì có thể bạn đang bị viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Một dấu hiệu dễ nhận biết khác là cơn đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường, đau không có chu kỳ nhưng tăng lên khi ăn một số thực phẩm lạ.

10. Mang thai

Đa số phụ nữ mang thai những tháng đầu tiên thường xuyên có cảm giác buồn nôn mệt mỏi, ăn vào buồn nôn và thậm chí buồn nôn nhưng không nôn được. Hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai còn được nhiều người gọi là “ốm nghén”.

Cách để giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng, đơn giản

  • Uống thật nhiều nước (nếu có thể).
  • Ăn những thực phẩm lỏng như cháo, súp. Sau đó chuyển dần sang những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng những thực phẩm nhiều chất béo, vì chúng sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng cho bạn.
  • Tránh ngửi các mùi mạnh, chẳng hạn như nước hoa.
  • Thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nghi ngờ mang thai thì nên đến chuyên khoa phụ sản để siêu âm kiểm tra, việc phát hiện mang thai sớm sẽ giúp bạn chăm sóc cho thai kỳ được tốt hơn.

Một số thực phẩm thường ngày giúp giảm cảm giác buồn nôn

  • Gừng
  • Chanh
  • Bạc hà

Một số vị thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng tiêu hoá:

  • Bạch truật
  • Đẳng sâm
  • Hoài sơn
  • Bạch linh
  • Mộc hương
  • Trần bì
  • Sa nhân
  • Sơn tra
  • Mạch nha
  • Hoàng liên

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như loại trừ những thực phẩm không hợp vệ sinh, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước … để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, giúp làm giảm cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và kéo dài, bạn sẽ phải tìm đến phương án chữa trị khác hiệu quả hơn.

Cập nhật: 25/09/2019 Theo khampha
  • 539