Tại sao một số loại cây trồng được trong phòng ngủ, số khác lại không?

  •   52
  • 1.103

Trồng cây trong không gian chật hẹp, khép kín có thể vô cùng nguy hiểm. Nếu không cẩn thận có thể chết người.

Vì sao không nên trồng cây xanh trong phòng ngủ?

Cây xanh là món đồ trang trí không thể thiếu trong mỗi căn nhà hiện đại. Thế nhưng ở phòng ngủ, chúng ta sẽ thấy rất ít sự xuất hiện của cây xanh hay thậm chí là hoa. Nguyên nhân tại sao?

Đó là bởi vì vào ban ngày, cây xanh thông thường sẽ hấp thụ khí cacbon dioxit (CO2) và thải ra khí oxy (O2). Đây gọi là quá trình quang hợp. Tuy nhiên vào ban đêm, quá trình hô hấp của cây sẽ lấy oxy của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều cacbon dioxit.

Cây xanh là món đồ trang trí không thể thiếu trong mỗi căn nhà hiện đại.
Cây xanh là món đồ trang trí không thể thiếu trong mỗi căn nhà hiện đại.

Do vậy về cơ bản, nếu đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ, hay đóng cửa kín thì không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí để hô hấp, nên người ngủ có thể bị ngạt hơi. Trong một số trường hợp, chủ nhà thậm chí có thể tử vong nếu không kịp giật mình tỉnh giấc hoặc được người khác phát hiện ra vấn đề.

Tuy nhiên, cũng có một số loại cây cảnh đặc biệt, có cấu trúc sinh học phù hợp với việc đặt trong phòng kín, thậm chí là phòng ngủ. Đó là bởi chúng sở hữu quá trình quang hợp ngược.

Quá trình quang hợp ngược là gì?

Sự phát triển phong phú của thực vật đã sản sinh ra một số loại cây đặc biệt với khả năng quang hợp ngược, tên khoa học gọi là "crassulacean acid metabolism".

Chúng có quá trình phát triển bằng việc đóng kín "khí khổng" - vốn được dùng để hấp thụ cacbon dioxit vào ban ngày để từ đó ngăn cản được quá trình thoát hơi nước và giữ nước trong thân cây.

Khi vào ban đêm, thời tiết lạnh và ẩm hơn thì lúc này "khí khổng" mới được mở ra để nhả phần lớn khí oxy. Cùng lúc này, cây mới bắt đầu hấp thụ khí cacbon dioxit

Những loài cây thuộc loại này rất thích hợp sử dụng để trồng trong phòng ngủ vì ban đêm nó sẽ làm tăng lên lượng oxy, đồng thời cũng góp phần cho quá trình lọc và giảm bớt đi khí độc có thể gây hại cho cơ thể nếu có trong phòng.

Chậu cây lưỡi hổ
Chậu cây lưỡi hổ.

Một số loại cây có cơ chế quang hợp ngược bao gồm nha đam (hay còn gọi là lô hội), cỏ nhện - cỏ mẫu tử, cau cảnh, lan ý, trầu bà, lưỡi hổ, oải hương, phú quý, hương nhu tía, thường xuân...

Tất cả loại cây này đều đã được nghiên cứu chứng minh có quá trình quang hợp ngược cũng như mang đến một số giá trị nhất định thông qua việc hô hấp của nó.

Điển hình như mùi thơm của oải hương còn được biết đến với công dụng làm giảm căng thẳng, đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng hơn và thậm chí là đuổi muỗi.

Cập nhật: 30/09/2021 Theo Dân Trí
  • 52
  • 1.103