Tại sao nắp sữa chua sản xuất tại Nhật lại không hề bị dính sữa chua?

  •   52
  • 2.827

Người Nhật nổi tiếng với các phát minh vô cùng thú vị và rất hữu ích.

Vốn là những người yêu thiên nhiên, rất nhiều sản phẩm của người Nhật lấy cảm hứng từ chính các loài thực vật, trong đó có nắp sữa chua.

Thông thường khi mở nắp sữa chua, nhiều người sẽ thấy phiền khi sữa chua bị dính trên nắp. Như vậy không những lãng phí, mà nếu liếm như trẻ con thì trông không được đẹp. Bởi vậy, người Nhật sử dụng kỹ thuật đóng gói "không dính nước".

Kỹ thuật đóng gói "không dính nước"

Kỹ thuật này lấy cảm hứng từ chiếc lá sen. Bề mặt của lá sen làm cho nước rơi vào trong lá sẽ bị gom lại thành giọt hình cầu và hoàn toàn không bị dính lại. Với nắp hộp sữa chua, nó hướng xuống dưới nên nếu sữa chua dính vào, cũng sẽ đọng lại thành giọt và rơi xuống hộp.

Lá sen với các giọt nước
Lá sen với các giọt nước. (Ảnh Internet).

Kỹ thuật đóng gói "không dính nước" được phát triển trong vòng một năm để nghiên cứu và được đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Năm 2013, nó được trao giải Bạc tại "Giải thưởng DuPont về đột phá trong lĩnh vực đóng gói" – một giải thưởng dành cho những kỹ thuật đóng gói trên thế giới. Kỹ thuật ra đời với tiêu chí làm cho sản phẩm vệ sinh hơn với người tiêu dùng.

Sự khác biệt của nắp sữa chua dùng kỹ thuật "không dính nước".
Sự khác biệt của nắp sữa chua dùng kỹ thuật "không dính nước". (Nguồn: Internet).

Kết cấu và cơ chế hoạt động của nắp sữa chua "không dính nước".
Kết cấu và cơ chế hoạt động của nắp sữa chua "không dính nước". (Nguồn: Internet)

Mong rằng kỹ thuật "không dính nước" sẽ sớm được áp dụng với các sản phẩm ở Việt Nam.

Cập nhật: 25/03/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 52
  • 2.827