Tại sao rái cá biển nắm tay nhau khi ngủ?

  •  
  • 6.125

Đối với những đôi lứa yêu nhau, việc nắm chặt tay người ấy trong giấc ngủ là một cảm giác không thể nào tuyệt vời hơn. Vậy bạn có ghen tị không khi biết rằng, có một loài vật mà ngày nào chúng cũng được tận hưởng cảm giác ấy?

Rái cá nắm tay nhau khi ngủ
Rái cá nắm tay nhau khi ngủ.

Loài vật được nhắc đến ở đây là loài rái cá biển, loài này có thể được tìm thấy dọc theo các bờ biển của phía Bắc Thái Bình Dương và loài lớn nhất thuộc họ Chồn. Chúng có một bộ lông thuộc dạng dày nhất trong thế giới động vật với 250 ngàn cho tới 1 triệu chiếc lông cho mỗi inch trên da của chúng.

Có rất nhiều thứ thú vị khi nói về loài vật dễ thương này thế nhưng điều mà mọi người hay đề cập đến đó là chúng thường nắm tay nhau trong khi ngủ. Nhưng tại sao chúng lại làm thế?

Rái cá biển thường kết thành một cái “bè” khi chúng ăn, ngủ, nghỉ. Một cái “bè” như vậy thường có từ 2 cho đến cả trăm chú rái cá kết lại. Và để có thể giữ được một cái bè chắc chắn như vậy thì chúng thường nắm tay nhau. Bên cạnh đó nếu chỉ có một mình thì rái cá biển thường dùng các lá rong biển để cuốn mình lại để giữ cho chúng không bị trôi đi khỏi nơi sinh sống.

Rái cá biển là một loài động vật thuộc họ Chồn. Rái cá biển sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Phạm vi sinh sống của chúng bao gồm phần nước nông ở eo biển Bering và vùng Kamchatka, kéo dài đến vùng biển phía nam Nhật Bản.

Rái cá biển ăn các sò và các loại động vật không xương sống như trai, cầu gai, bào ngư... Chúng có khả năng sử dụng đá để mở vỏ của các loài này.

Rái cá biển dành phần lớn thời gian của mình ở dưới nước, trong khi những loài rái cá khác thông thường lại chỉ ở trên bờ.

Rái cá biển sinh nở quanh năm, với đỉnh điểm giữa tháng 5 và tháng 6 trong các quần thể phía Bắc và giữa tháng 1 và tháng 3 trong quần thể phía nam. Chúng sinh trong nước và thường đẻ một con nặng 1,4-2,3 kg.

Cập nhật: 14/06/2021 Theo vietimes/wiki
  • 6.125