Tàu thám hiểm Voyager 2: Phát hiện Hệ mặt trời cong

  •  
  • 3.465

Ngày 10/12, các nhà khoa học đã công bố, quan sát mới của Tàu thám hiểm Voyager 2 phát hiện hệ mặt trời không đối xứng, có thể bị làm nhiễu trong vùng từ trường giữa các vì sao.

Phát hiện này được được công bố sau khi con tàu vũ trụ không người lái trong suốt 30 qua đã đến gần vùng biên của hệ mặt trời trong mùa hè vừa qua tiếp sau chuyến đi của tàu Voyager 1 tới khu vực đó vào năm 2004.

Theo nhà khoa học Edward Stone của Viện Công nghệ California nghiên cứu hành trình của tàu Voyager, các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ về một hệ mặt trời cong nhưng trước kia chưa có được bằng chứng trực tiếp để chứng minh điều đó.

Tháng 8 vừa qua, tàu Voyager 2 đã vượt qua ranh giới của hệ mặt trời, được gọi là Termination Shock (cú sốc dứt điểm) cách khu vực mà tàu Voyager 1 đã từng vượt qua vào ngày 16/12/2004 khoảng 10 tỉ dặm.

Termination shock là một khu vực bao quanh hệ mặt trời nhưng chưa xác định được vị trí chính xác do những thay đổi đặc điểm của gió Mặt trời. Đây là nơi gió mặt trời được trộn lẫn giữa khí và bụi vũ trụ. Các hạt tích điện va chạm vào nhau và đột ngột giảm tốc.

Tàu Voyager 2 đã 5 lần vượt qua khu vực Termination Shock và xác định được khoảng cách từ đường ranh giới ở khu bán cầu nam tới mặt trời gần đường ranh giới ở bán cầu bắc mà tàu Voyager 1 đã đi qua khoảng 1 tỉ dặm. Các nhà khoa học tin rằng sự không bằng phẳng này là do vùng từ trường giữa các vì sao bị dồn vào một góc về phía dải ngân hà. Vùng từ trường này cũng đang làm nhiễu một bề mặt hình cầu khác. Stone nói.

Tàu Voyager 2 đã vượt qua ranh giới của hệ mặt trời (Termination Shock). - (Ảnh: NASA)

Mặc dầu, tàu Voyager 2 là tàu thám hiểm thứ 2 vượt qua ranh giới Termination Shock, các nhà khoa học coi vẫn vui mừng coi là một dấu mốc quan trọng. So với tàu Voyager 1, tàu Voyager 2 được trang bị một thiết bị lần đầu tiên đo được tốc độ và nhiệt độ của gió mặt trời.

Tàu Voyager 1 và 2 được phóng lên vũ trụ vào năm 1977 để thực hiện một chuyến thám hiểm phi thường ra bên ngoài Hệ Mặt trời, đi qua các hành tinh khí (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương) và đang đi vào vùng Helioshealth, vùng xa nhất Hệ Mặt trời, nằm giữa vùng Termination Shock và Hiliopause, nơi ảnh hưởng của Hệ Mặt trời yếu dần.

Tàu Voyager 1 là thiết bị không gian được con người phóng ra xa Trái đất nhất, có tốc độ 10 dặm/1giây, cùng với người anh em song sinh tàu Voyager 2 đang thực hiện sứ mệnh khám phá những ranh giới chưa được biết đến giữa Hệ Mặt trời và khoảng không giữa các vì sao.

Phải mất khoảng 1 thập kỷ nữa các con tàu thám hiểm không người lái này mới đến được khu vực Heliopause (điểm cuối cùng của Hệ mặt trời), đánh dấu sự bắt đầu của không gian giữa các vì sao và kết thúc Hệ Mặt trời.

Hai con tàu này đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo tính toán, từ nay đến năm 2020, các máy phát điện sử dụng đồng vị phóng xạ plutonium của 2 tàu yếu dần và hai tàu sẽ mất liên lạc vĩnh viễn.

Hồng Nụ
Theo AP, tổng hợp tin nước ngoài, Vietnamnet

  • 3.465