Thăm hành tinh trong cùng của hệ mặt trời

  •   3,52
  • 2.374

Sáng 14-01, Messenger - con tàu đầu tiên viếng thăm sao Thuỷ trong hơn 30 năm qua - vừa lướt qua hành tinh bé nhỏ này ở khoảng cách chỉ 200 km. Đ

Sao Thuỷ - hành tinh nằm gần mặt trời nhất - có mật độ đậm đặc, khoảng 2/3 khối lượng của nó cấu tạp từ hợp phần sắt- kim loại. Nó nằm gần mặt trời đến mức nhiệt độ ngày đêm ở xích đạo chênh nhau khoảng 600 độ C. (Ảnh: BBC)

ây cũng là chuyến thăm đầu tiên của tàu Messenger trong số 3 chuyến sẽ thực hiện thời gian tới, trước khi đi vào qũy đạo quanh sao Thuỷ vào năm 2011.

Tàu thăm dò có nhiệm vụ thu thập hơn 1.300 bức ảnh và thực hiện các quan sát khác trong lần bay tới gần hành tinh này.

Cho tới nay, chưa có phi thuyền nào quan sát sao Thuỷ gần hơn thế, kể từ khi tàu Mariner 10 thực hiện chuyến tạt ngang cuối cùng vào tháng 3 năm 1975.

Mục tiêu của tàu Messenger là hiểu rõ bề mặt, cấu tạo bên trong, từ trường và bầu khí quyển của hành tinh nằm gần mặt trời nhất. Thông qua đó, người ta có thể hiểu rõ hơn về sự hình thành của 4 hành tinh có cấu tạo từ đất đá trong thái dương hệ (gồm sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả).

Messenger đã đi được nửa đường của hành trình dự kiến dài 7 năm vào vùng bên trong của hệ mặt trời.

Messenger phải có một tấm khiên để bảo vệ các thiết bị của nó khi bay tới sao Thuỷ nằm quá gần mặt trời. (Ảnh: BBC)

T. An

Theo BBC, Vnexpress
  • 3,52
  • 2.374