Thảm họa núi lửa nào ở Indonesia cướp đi 35.000 người?

  •   52
  • 644

Đợt phun trào núi lửa trong năm đó là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại.

Câu hỏi

Câu 1: Quốc gia nào rộng nhất Đông Nam Á?

A: Indonesia

B: Malaysia

C: Myanmar

Câu 2: Quốc gia nào nhiều núi lửa nhất Đông Nam Á?

A: Campuchia

B: Indonesia

C: Philippines

Câu 3. Số lượng núi lửa ở Indonesia xếp thứ mấy thế giới?

A: Thứ nhất

B: Thứ hai

C: Thứ ba

Câu 4: Đợt phun trào kinh hoàng nhất xảy ra ở Indonesia vào năm nào?

A: Năm 1883

B: Năm 1893

C: Năm 1983

Sức công phá của vụ nổ do núi lửa Krakatoa tạo ra cao gấp 3 lần do với vụ thử bom Sa hoàng.
Sức công phá của vụ nổ do núi lửa Krakatoa tạo ra cao gấp 3 lần do với vụ thử bom Sa hoàng.

Câu 5. Mức độ đa dạng sinh học của Indonesia đứng thứ mấy thế giới?

A: Thứ nhất

B: Thứ hai

C: Thứ ba

Câu 6. Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng ở bao nhiêu nước Đông Nam Á?

A: 3 nước

B: 4 nước

C: 5 nước

Câu 7. Thủ đô nước Đông Nam Á nào có tên ngắn nhất?

A: Lào

B: Timor Lestie

C: Singapore

Câu 8. Thủ đô của Indonesia có tên là gì?

A: Jarkata

B: Nusantara

C: Manila

Đáp án

Câu 1: Đáp án A -  Indonesia. Indonesia là nước rộng nhất về diện tích các nước Đông Nam Á, thứ 3 châu Á và thứ 14 thế giới, gấp ba nước rộng thứ hai khu vực. Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”.

Câu 2: Đáp án B - Indonesia. Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia là nơi có rất nhiều núi lửa. Nhiều khu vực, núi lửa đã trở thành các điểm du lịch như núi Bromo, Đông Java, Tangkuban Perahu hoặc Tây Java.

Câu 3: Đáp án C - Thứ ba. Indonesia có 139 núi lửa, nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga.

Câu 4: Đáp án A - Năm 1883:  Đợt phun trào năm 1883 là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại. Vào năm 1883, sự phun trào của ngọn núi lửa Krakatoa có thể coi là vụ nổ có quy mô lớn nhất trong lịch sử cận đại. Ngọn núi lửa này nằm trên eo biển Sunda, giữa đảo Sumatra và đảo Java. Sau nhiều tháng có những biểu hiện hoạt động, ngọn núi lửa này chính thức phun trào vào tháng 8. Tổng cộng phun trào 4 lần. Từ khoảng cách 4.000 km vẫn có thể nhìn thấy rất rõ. Lần phun trào này, ngọn núi lửa Krakatoa đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người. Theo tính toán, sự phun trào của núi lửa Krakatoa đạt tới cấp 6 trong chỉ số VEI (chỉ số về các cấp độ phun trào núi lửa) tương đương với 200 triệu tấn TNT. Sức công phá của vụ nổ do núi lửa Krakatoa tạo ra cao gấp 3 lần do với vụ thử bom Sa hoàng.

Câu 5: Đáp án B - Thứ hai: Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài châu Á và Australasia. Khi còn kết nối với lục địa châu Á, đảo thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2 - 3m.

Câu 6: Đáp án B - 4 nước: Theo cổng thông tin của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, những quốc gia sử dụng Tiếng Anh là một ngôn ngữ gồm: Brunei, Malaysia, Philippines và Singapore. Trừ Singapore, hiện các tài liệu nêu dẫn chứng khác nhau về việc Tiếng Anh được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại Brunei, Malaysia, Philippines hay không. Nhưng điểm chung là tiếng Anh được dùng rộng rãi tại ba quốc gia này và phần lớn dân số tại đây có thể nói tiếng Anh. Theo World Atlats, tiếng Anh tại Malaysia (còn gọi là Manglish) có nguồn gốc từ tiếng Anh-Anh. 60% dân số Malaysia biết tiếng Anh, dù việc sử dụng ngôn ngữ này không còn phổ biến như trước. Còn tại Phippines, các trường công lập bắt đầu dùng tiếng Anh từ đầu những năm 1900. Hiến pháp nước này cũng từng công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Với Brunei, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, học sinh cuối bậc tiểu học bắt đầu được học bằng tiếng Anh. Những năm gần đây, ngôn ngữ này bắt buộc dùng trong hoạt động dạy Toán và Khoa học từ đầu cấp tiểu học. Ở Singapore, tiếng Anh là một trong bốn ngôn ngữ chính thức, bên cạnh tiếng Tamil, tiếng Malay và tiếng Hoa phổ thông.

Câu 7: Đáp án B - Timor Leste: Timor Leste (Đông Timor) là quốc gia non trẻ nhất Đông Nam Á, diện tích hơn 15.000km2, dân số của nước này hơn 1,3 triệu, theo Worldometer. Dili là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Timor Leste. Theo Telegraph, thế giới có 14 thủ đô tên chỉ có bốn chữ cái. Dili là một trong số đó và là thủ đô ở Đông Nam Á có tên ngắn nhất. Britannica cho biết người Bồ Đào Nha định cư ở Dili vào khoảng năm 1520 và họ đã biến thành phố này thành trung tâm hành chính. Theo trang thông tin Đại sứ quán Đông Timor ở Washington D.C, cuối năm 1975, Bồ Đào Nha đột ngột rút khỏi quốc gia này, Timor Leste đơn phương tuyên bố độc lập ngày 28/11/1975. Tuy nhiên chỉ chín ngày sau, khi tuyên bố đó chưa được quốc tế công nhận, đất nước này đã bị Indonesia xâm chiếm, Dili được chỉ định là thủ đô của "tỉnh Đông Timor". Năm 1999, khi Timor Leste giành được độc lập dưới sự giám sát của Liên hợp quốc, Dili được chỉ định là trung tâm hành chính. Nó trở thành thủ đô khi Timor Leste giành được độc lập hoàn toàn vào năm 2002.

Câu 8: Đáp án B  - Nusantara: Ngày 18/1, Quốc hội Indonesia thông qua luật dời thủ đô từ Jakarta sang đảo Borneo. Thủ đô mới có tên Nusantara sẽ thay thế Jakarta đang lún dần, hay bị ngập và dân cư đông đúc. "Thủ đô mới giữ vai trò trung tâm, là biểu tượng cho bản sắc của quốc gia cũng như một trung tâm kinh tế mới", Bộ trưởng Kế hoạch, Suharso Monoarfa, nói với Quốc hội Indonesia sau khi dự luật được thông qua sáng 18-1. Đạo luật dời đô sẽ là cơ sở pháp lý cho tham vọng để đời trị giá hơn 30 tỉ USD của Tổng thống Joko Widodo. Tên của thủ đô mới - Nusantara - do chính ông Widodo chọn và có nghĩa là "quần đảo" trong tiếng Java. Các kế hoạch di dời chính phủ khỏi Jakarta, một siêu đô thị sầm uất với 10 triệu dân đã được nhiều đời tổng thống đưa ra nhưng chưa ai thực hiện được. Lý do Indonesia phải dời đô là do dân cư quá đông khiến kẹt xe trở thành vấn nạn, bên cạnh đó là việc Jakarta đang ngày một lún xuống nên thường xuyên bị ngập lụt. Chính quyền Tổng thống Widodo đặt mục tiêu biến thủ đô mới thành một siêu trung tâm ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, là "đất lành" cho các ngành dược phẩm, y tế, công nghệ và phát triển bền vững ngoài đảo Java. Nusantara sẽ có chính quyền cấp tỉnh, ngang với 34 tỉnh khác của Indonesia và cách thủ đô hiện tại khoảng 2.000km về phía đông bắc. Người đứng đầu Nusantara tương đương một bộ trưởng trong nội các, theo Bộ trưởng Monoarfa.

Cập nhật: 04/10/2022 Tiền Phong
  • 52
  • 644