Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt trời?

  •   4,29
  • 28.768

Đây là hành tinh thứ năm tính từ Mặt trời và lâu đời nhất so với các hành tinh còn lại.

Sao Mộc
sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời.

Câu hỏi

Câu 1: Hành tinh nào lớn nhất trong Hệ Mặt trời?

a. Sao Thủy

b. Sao Mộc

c. Sao Thổ

Câu 2: sao Mộc là hành tinh đất đá, đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

Câu 3: sao Mộc có vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

Câu 4: Vết Đỏ Lớn là tên gọi của cái gì?

a. Một trong bốn mặt trăng của sao Mộc

b. Núi lửa trên sao Mộc

c. Cơn bão xoáy khổng lồ trên sao Mộc

Câu 5: Sao Mộc hoàn thành một vòng tự quay quanh trục trong thời gian bao lâu?

a. 10 giờ

b. 10 ngày

c. 10 tuần

Đáp án

Câu 1: b - Sao Mộc. sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Hệ Mặt trời có Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm. Các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt trời.

Tám hành tinh thuộc Hệ Mặt trời bao gồm: sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt trời nhất).

sao Mộc là hành tinh thứ năm từ Mặt trời trở ra. Theo Universe Today, sao Mộc có đường kính ở xích đạo 142,984 km, gấp hơn 11 lần so với Trái đất.

Thể tích của hành tinh lớn nhất Thái Dương hệ là 1.43128×1015 km3, đủ để chứa 1.321 Trái đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống.

Diện tích bề mặt sao Mộc là 6.21796×1010 km2, gấp 122 lần bề mặt Trái đất.

sao Mộc nặng 1.8986×1027 kg, gấp gần 318 lần Trái đất.

Thực tế, sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh trong Hệ Mặt trời cộng lại. Còn Mặt trời chiếm 99,9% khối lượng của cả Hệ Mặt trời.

Câu 2: b - Sai. sao Mộc thuộc nhóm hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời, bên cạnh sao Thổ. sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là hành tinh băng khổng lồ, bốn hành tinh còn lại là hành tinh đất đá.

Sao Mộc không có bề mặt rắn định hình. Cấu tạo của nó chủ yếu là hydro và heli, bao quanh một lõi chứa các nguyên tố nặng hơn.

Bầu khí quyển của sao Mộc cao 5.000 km. Tầng thượng quyển của nó gồm 90% hydro, gần 10% heli (theo phần trăm thể tích hoặc tỷ lệ phân tử khí), cùng tỷ lệ nhỏ các loại hợp chất khác như amoniac, lưu huỳnh, khí metan và hơi nước.

Theo trang Space, tính từ ngoài vào trong lõi của sao Mộc, áp lực và nhiệt độ tăng dần. Do đó, xuống càng sâu, hydro thay đổi trạng thái từ khí sang lỏng, thậm chí có thể biến thành kim loại.

Câu 3: a - Đúng. Ganymede là vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt trời, lớn hơn cả sao Diêm Vương (vốn từng được coi là một hành tinh của Hệ Mặt trời). Đường kính của Ganymede còn lớn hơn sao Thủy nhưng do mật độ thấp nên chỉ nhẹ bằng một nửa. Vệ tinh này mất hơn bảy ngày để quay một vòng quanh sao Mộc, là vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời được phát hiện sự tồn tại của từ quyển - vùng không gian bao quanh một hành tinh được điều khiển bởi từ trường của hành tinh đó.

Nhà thiên văn học Galileo Galilei phát hiện ra Ganymede năm 1610, cùng năm với cả ba vệ tinh lớn còn lại của sao Mộc. Simon Marius, một nhà thiên văn khác đề xuất đặt tên cho vệ tinh này theo nhân vật Ganymede trong thần thoại Hy Lạp. Đây là hoàng tử của thành Troy, "cậu thiếu niên đẹp nhất cõi trần tục", được Zeus yêu mến, cho làm người rót rượu cho mình và ban cho sự bất tử.

Câu 4: c - Cơn bão xoáy khổng lồ trên sao Mộc. Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot) hoành hành trên sao Mộc hàng trăm năm qua, đang tiếp tục co lại và thay đổi màu sắc thành da cam, theo quan sát từ kính viễn vọng không gian Hubble thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Tồn tại từ những năm 1600, Vết Đỏ Lớn bắt đầu được quan sát vào cuối những năm 1800. Vết Đỏ Lớn quay ngược chiều kim đồng hồ (ngược chiều tự quay của sao Mộc) với chu kỳ khoảng 6 ngày theo giờ Trái đất. Lúc đầu, nó rộng 41.000 km, đủ lớn để chứa 3 Trái đất nằm gọn bên trong. Đến năm 2015, nó chỉ rộng 16.500 km. Vết Đỏ Lớn cũng thay đổi hình dạng từ bầu dục sang tròn.

Câu 5: a - Sao Mộc mất 10 giờ để quay hết một vòng quanh trục. Tốc độ tự quay của sao Mộc lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Nó hoàn thành một vòng quay quanh trục trong chưa đầy 10 giờ (9,9 giờ). Do đó, một ngày trên sao Mộc ngắn hơn một ngày ở Trái đất. Độ nghiêng trục quay của sao Mộc tương đối nhỏ, chỉ 3,13 độ. Đó là lý do hành tinh này không có sự thay đổi lớn của các mùa như Trái đất và sao Hỏa.

Cập nhật: 25/11/2024 Theo VnExpress
  • 4,29
  • 28.768