Thành Tula

  •  
  • 2.288

Tula là Thủ đô của người Turke cổ đại ở Mexico. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII sau Công nguyên, người Turke mở rộng vùng đất thống trị ra phía Nam Mexico tạo nên sự ảnh hưởng bao trùm toàn bộ miền Trung châu Mỹ. Thời kỳ hưng thịnh của thành Tula trong khoảng từ năm 900 đến năm 1200 sau Công nguyên.

Di chỉ xa xưa ở gần thành Tula chia làm 2 bộ phận lớn. Các tư liệu khảo cổ chỉ rõ vùng trung tâm của thành Tula có một quảng trường rộng, xung quanh là miếu thần Kim Tự Tháp. Các kiến trúc khác bao gồm tập hợp cung điện hai tòa Kim Tự Tháp, ở giữa quảng trường là một đàn tế cao. Tuy quy mô Kim Tự tháp của thành Tula tương đối nhỏ nhưng được tô điểm nổi bật, có một đường thông suốt 2 phòng đặc kín mang đậm sắc thái hoa lệ.


Quảng trường và miếu thần Kim Tự Tháp (Ảnh: homepage.smc.edu)

Tula có nghĩa là "đô thị lớn", thành Tula cổ đại danh tiếng hiển hách nhưng các nhà khảo cổ chưa có cách nào khảo chứng được thời gian xây dựng thành. Đáp án của những câu hỏi này dường như khó có thể tìm thấy trong các ghi chép ở bộ sử của Mexico mà chỉ có thể tìm trong kho tàng truyền thuyết thần thoại. Từ kho tàng này các nhà khảo cổ tìm thấy quá trình hình thành, phát triển và hủy diệt của thành Tula gắn liền với một trận quyết đấu.

Truyện thần thoại được lưu truyền ở Trung Mỹ và Mexico đã kể rằng:

Tượng cổ hình người ở Tula (Ảnh: raphaelk.co.uk)

Thời viễn cổ có một vị thần quang minh tên là Cutraketer đáp thuyền tới đây và lên bờ ở Mexico. Cutraketer là một người đàn ông da trắng, ông có học thức uyên bác, thân hình cao lớn, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, vầng trán rộng và một bộ râu rậm. Ông mặc một chiếc áo bào dài, chạm tới đất màu trắng. Ông đã đem các loại hình nghệ thuật và tri thức du nhập vào Mexico, tạo ra cuộc sống văn minh cho nhân dân nơi này và mang đến cho họ một thời đại hoàng kim của văn hóa và văn minh. Ông dạy các thổ dân Trung Mỹ sử dụng văn tự, thay họ chế định lịch pháp, truyền thụ các bí quyết xây dựng và kỹ thuật xếp đá. Người dân nơi đây tôn ông là cha đẻ của toán học, luyện kim học và thiên văn học, ông chỉ rõ các bí ẩn tiềm tàng trong cây cỏ cho mọi người. Ông chế định luật pháp công bằng, đề xướng chế độ một vợ một chồng, khuyên nhủ mọi điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là ông lên án chế độ giết người tế thần, ông chủ trương dùng hoa tươi quả ngọt cúng lễ thần linh.

Yaejisi không thể chịu được một người hiểu biết như thế. Lúc đó kẻ tử dịch của Cutraketer xuất hiện. Thần linh đại diện cho các thế lực dâm loạn và đen tối Taycike làm sóng gió dâng cao. Hắn vừa trẻ, pháp lực lại vô biên, ý đồ của hắn là làm hổ châu Mỹ hung mãnh. Hắn xuất hiện bất thường, lạnh lẽo vô tình, vô cùng tàn bạo. Trong thần thoại châu Mỹ, hắn được miêu tả là một hồn ma mắt đầy sát khí, hắn có một chiếc gương thần đem theo người. Thông qua chiếc gương này, hắn có thể ẩn nấp ở mọi nơi xa, gần thăm dò hoạt động của con người. Hắn triển khai một cuộc quyết đấu lớn kinh thiên động địa với Cutraketer.

Trận quyết đấu sinh tử kịch liệt vô tiền khoáng hậu này xảy ra ở thành Tula, tuy nhiên sự tàn bạo lại thắng chính nghĩa. Cutraketer bị đưa ra khỏi thành Tula và cưỡng ép rời khỏi Mexico. Tương truyền, ông chạy đến ven biển, đáp một chiếc thuyền nhỏ dời đi. Giờ chia tay, ông hướng về phía nhân dân nói rằng, sẽ có ngày ông trở lại chiến thắng bọn thần linh hung ác kia, mở ra một thời đại mới.

Thành Tula không cổ xưa lắm, lịch sử của nó không hơn 1000 năm, nhưng thần thoại và truyền thuyết của nó lại được biết đến từ trước đấy rất lâu. Do vậy, các nhà khảo cổ học và các chuyên gia văn hóa sử đều cho rằng, trận quyết đấu lớn này có sự tương quan tới bối cảnh lịch sử.


Những tượng cổ ở thành Tula (Ảnh: raphaelk.co.uk)

H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
  • 2.288