Các nhà nghiên cứu nhận thấy, số ca bệnh bị nhồi máu cơ tim tăng đột biến vào ngày thứ hai và cao hơn 13% so với dự kiến.
Tháng 6/2023, hàng loạt các tờ báo nổi tiếng như The Daily Mail, The Mirron và The Independent đồng loạt đưa tin về kết quả một nghiên cứu về thời điểm thường xảy ra các cơn đau tim trong tuần. Nghiên cứu này do các bác sĩ tại Quỹ Y Tế và Chăm Sóc Xã hội Belfast và Đại Học Phẫu Thuật Hoàng gia ở Ireland tiến hành, phân tích dữ liệu từ 10.528 bệnh nhân trên khắp đảo Ireland trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018 với căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp đoạn ST chênh lên.
Đây là dạng nhồi máu cơ tim cấp nghiêm trọng nhất do động mạch vành chính bị tắc nghẽn hoàn toàn và cần phải tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành càng sớm càng tốt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, số ca bệnh bị nhồi máu cơ tim tăng đột biến vào ngày thứ hai và cao hơn 13% so với dự kiến.
Giáo sư Sir Nilesh Samani, giám đốc y tế của Quỹ Tim mạch Anh nhận định: "Nghiên cứu này đã bổ sung thêm bằng chứng về thời điểm xảy ra cơn đau tim đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng giờ đây chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân khiến chúng dễ xảy ra hơn ở một số ngày nhất định trong tuần. Qua đó, có thể giúp bác sĩ hiểu hơn về tình trạng tử vong để có thể cứu được nhiều mạng sống hơn trong tương lai".
Mặc dù chưa thể giải thích đầy đủ tình trạng này nhưng các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa nguy cơ gây bệnh đau tim với nhịp sinh học – chu kỳ nghỉ hoặc thức của cơ thể.
Không ít người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, chán nản vào ngày thứ hai đầu tuần.
Ngày thứ hai đầu tuần với mỗi người là khác nhau, có người hào hứng đi làm để thực hiện những kế hoạch, nhưng cũng không ít người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, chán nản thậm chí trầm cảm từ tối chủ nhật, khi nghĩ đến sáng thứ 2 đi làm với những dự án dang dở, những bài tập chưa hoàn thiện,… Ngày cả với các nhân viên y tế, sáng thứ 2 cũng rất bận rộn và cực kỳ căng thẳng khi phải xử lý khối lượng công việc lớn được bàn giao từ cuối tuần và số lượng bệnh nhân tăng đột biến.
Nhiều nghiên cứu trước đó đã cho thấy tỷ lệ tự tử thường tăng cao vào ngày thứ 2, đặc biệt ở các nước có áp lực công việc lớn. Tại Nhận Bản, năm 2018 chính phủ nước này đã đề ra sáng kiến "Ngày thứ hai tỏa sáng" – Shinging Monday, cho phép người lao động được nghỉ thêm sáng thứ hai đầu tháng, nhằm nỗ lực cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho họ. Từ đó làm giảm tình trạng tử vong do làm việc quá sức.
Ngoài ra, với nhiều người khác, hội chứng sáng thứ hai không chỉ dừng lại là một chứng bệnh tâm lý mà còn biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc chán ăn,…
Nguyên nhân gây ra hội chứng sáng thứ hai có thể một phần đến từ việc sinh hoạt, ăn uống không khoa học vào ngày nghỉ cuối tuần, bao gồm:
Cơ thể và não bộ hoạt động theo đồng hồ sinh học giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái và trí não làm việc hiệu quả.
Việc làm xáo trộn các mốc thời gian theo đồng hồ sinh học như ngủ nướng, ngủ bù ngày cuối tuần, xem phim hoặc chơi game từ sáng đến tối hay một số khác lại dậy rất sớm cho những chuyến đi chơi xa và trở về nhà khi đã tối muộn,… đã làm cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress.
Vào dịp cuối tuần, đa số các bạn trẻ hoặc các gia đình sẽ tổ chức tụ tập, ăn uống thịnh soạn, ăn nhậu,… Những bữa ăn dư thừa chất đạm, chất béo đi kèm với lượng cholesteron cao, ít rau xanh như các món nướng, lẩu,... có thêm bia rượu đã làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, gout hay các bệnh đường tiêu hóa.
Chính việc nghỉ ngơi và ăn uống không đúng cách, không khoa học đó chẳng những không làm giảm mệt mỏi mà còn gây ra các căng thẳng, stress cho cơ thể. Đây cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng lỷ lệ bị bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
Như vậy, chúng ta đã thành công bước đầu trong việc loại bỏ hội chứng sáng thứ hai. Mặc dù nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nhồi máu cơ tim cấp thường xảy ra vào thứ hai nhưng điều đó không loại trừ việc bệnh có thể xuất hiện vào các ngày khác trong tuần. Việc chủ động giữ cho cơ thể có nhịp sinh học đều đặn, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tránh được các rủi ro bệnh tật.