Tinh vân Orion, chiếc nôi đầy xáo trộn

  •  
  • 1.585

Tinh vân Orion là một nơi hình thành các ngôi sao khá gần Trái Đất - với khoảng cách 1.500 ánh sáng - để các nhà vật lý thiên văn có thể nghiên cứu về sự ra đời của các ngôi sao.

Kính viễn vọng Hubble một lần nữa đã được huy động để thu một hình ảnh thật chi tiết của tinh vân này, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy những ngôi sao mà họ không thể quan sát trong ánh sáng thấy được.

Trong thế giới đầy xáo trộn của tinh vân Orion, người ta có thể phân biệt những cột khí và bụi che phủ những ngôi sao mới ra đời, những ngôi sao trẻ, khổng lồ và rất nóng với những tia bức xạ tạo đường chu vi của tinh vân.

Nhờ những hình ảnh mới của tinh vân Orion, các nhà nghiên cứu đã có thể nhìn thấy trong quang phổ của ánh sáng thấy được những sao lùn nâu là những ngôi sao không đủ vật chất để chiếu sáng.

Nhà nghiên Massimo Robberto thuộc Cơ quan Không gian châu Âu ESA và Học viện Khoa học Bầu trời (STSCI) ở Baltimore giải thích rằng, mục tiêu của nghiên cứu mới do kính viễn vọng Hubble thực hiện là tính khối lượng của các ngôi sao trẻ này và thực hiện việc thống kê các ngôi sao đang hình thành. Nghiên cứu này đã được trình bày tại một hội nghị thuộc Hiệp hội Thiên văn Mỹ.

Theo Thiên Nhiên Việt Nam/Đài truyền hình TP.HCM
  • 1.585