Trái đất ấm lên làm suy yếu chức năng ngăn bão của El Nino

  •  
  • 642

Theo một bài báo đăng tải trên tạp chí Thiên Nhiên, sự tuần hoàn của hiện tượng El Nino khu vực phía đông Thái Bình Dương được xem như một lá chắn bảo vệ Mỹ và vùng biển Caribbean khỏi những cơn bão khủng khiếp có thể bị yếu đi bởi ảnh hưởng của người anh em của nó tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương đang dần mạnh lên do hiện tượng nóng lên của trái đất.

Giáo sư khí tượng học và hải dương học Ben Kirtma đồng thời là tác giả nghiên cứu về hiện tượng El Nino đến từ khoa khoa học hải dương và khí quyển thuộc đại học Miami's Rosenstein School cho biết: “ Có hai hiện tượng EL Nino. Một hiện tượng ở phía đông Thái Bình Dương mà chúng ta đã biết còn El Nino kia đang mạnh lên ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương.”

El Nino là vùng biển nóng có tính chất tuần hoàn dọc theo xích đạo khu vực Thái Bình Dương, gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn khí hậu tại khu vực nhiệt đới và xích đạo. Hiện tương El Nino khu vực phía đông làm chệch hướng gió của khu vực Đại Tây Dương và có thể là nguyên nhân chính gây ra những con bão ở vùng này. Hiện tượng El Nino khu vực trung tâm Thái Bình Dương, gần International Dateline được cho là nguyên nhân của hiện tượng hạn hán ở Australia và Ấn Độ cũng như làm giảm ảnh hưởng có lợi của hiện tượng El Nino đối với khu vực phía đông.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Sang – Wook Yed đến từ học viện Nghiên cứu và phát triển đại dương Hàn Quốc đã sử dụng các số liệu về nhiệt độ của bề mặt nước biển Thái Bình Dương được thu thập từ 150 năm trước để phân tích 11 hiện tượng nóng lên của trái đất được ghi lại bởi hội thảo liên quốc gia về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change). Tám trong số các mẫu hiện tượng nghiên cứu này chỉ ra rằng hiện tượng trái đất nóng lên sẽ còn tiếp ảnh hưởng đến hiện tượng El Nino khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Theo các dữ liệu này thì trong vòng hơn 20 năm qua, hiện tượng El Nino diễn ra thường xuyên hơn ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Chu kì diễn ra hiện tượng El Nino là 5 năm 1 lần và hơn một nửa các hiện tượng El Nino đều có chu kì như vậy.

 

(Ảnh: Ben Kirtman/UM)

Nhà khoa học Yeh cho biết: “ Những kết quả thu được từ nghiên cứu này chỉ ra rằng hiện tượng El Nino có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu của trái đất khi trái đất ngày càng nóng lên”
Mặc dù những trung tâm của hiện tượng El Nino trung tâm Thái Bình Dương cách trung tâm của El Nino phía đông xấp xỉ 4100 dặm, hiện tượng El Nino vẫn xảy ra song song ở cả hai nơi. Sự gia tăng của hiện tượng El Nino khu vực trung tâm có thể làm suy giảm chức năng lá chắn bão của hiện tượng El Nino phía đông Thái Bình Dương.

Giáo sư Kirtman cho biết: “Hiện nay chúng ta mới chỉ đang chứng kiến sự phát triển đến giai đoạn giữa của hiện tượng El Nino phía đông Thái Bình Dương. Đó là lí do tại sao chúng ta thấy những cơn bão dữ dội như vậy ở Đại Tây Dương. Do hiện tượng này, chúng ta cũng chứng kiến Nam Mỹ có mùa đông tương đối ẩm ướt trong khi phía đông bắc lại khô và ấm”

Giáo sư Kirtman hi vọng rằng hiện tượng El Nino được dự đoán là sẽ gây ra bão lớn khu vực Đại Tây Dương vào mùa bão năm 2010 sẽ kết thúc vào mùa xuân tới sau khi hiện tượng La Nina kết thúc.

Lớn lên tại miền Nam California, giáo sư Kirtman thường xuyên là người phải bơm nước từ nền nhà mình trong suốt mùa mưa, điều mà sau này ông khám phá ra rằng nó được gây ra bởi hiện tượng El Nino.

“Cuối cùng thì chúng ta cũng biết được những dòng biển hiện tại hoạt động như thế nào và sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt nước biển có ảnh hưởng đến thời khí hậu ra sao. Điều nay cũng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta bao gồm cả những đứa trẻ phải điều khiển máy bơm nước. Cả sự nghiệp của tôi dành để nghiên cứu về hiện tượng El Nino vì nó có ảnh hưởng đến tất cả mọi người và cuộc sống của họ” , giáo sư Kirtman cho biết.

Giáo sư Kirtman đã làm việc với rất nhiều tổ chức khí tượng học trên thế giới để giúp đỡ những nước đang phát triển đối phó với hiện tượng thời tiết cực đoan.

Ông cho biết: “Chúng tôi đã giúp họ dự đoán những thay đổi của khí hậu và họ sử dụng những kết quả này để tìm ra cách ứng phó hợp lý nhất.”

G2V Star (Theo PhysOrg)
  • 642