Trái đất sẽ biến chuyển như thế nào sau 500 năm nữa?

  •   3,73
  • 2.644

Mối quan hệ giữa nền văn minh nhân loại và môi trường tự nhiên sẽ là yếu tố quyết định rất lớn đến tương lai của thế giới.

Nếu có thể du hành ngược thời gian trở lại khoảng 5 thế kỷ trước, chúng ta sẽ được chứng kiến giai đoạn một đế chế Aztec hùng mạnh gần bước vào giai đoạn suy tàn, chiêm ngưỡng những tác phẩm ấn tượng của họa sĩ thời kỳ phục hưng hay cảm nhận nhiệt độ giảm sâu trên khắp Bắc bán cầu. Đó là một thế giới đã từng xuất hiện vào giữa thời kỳ tiểu băng hà (năm 1300 đến 1850 sau Công nguyên) và một thời kỳ thám hiểm rộng lớn của châu Âu mà ngày nay còn được biết đến với cái tên Thời đại Khám phá.

Con người đã làm biến đổi Trái đất rất nhiều.
Con người đã làm biến đổi Trái đất rất nhiều.

Nhưng liệu sẽ còn những gì mới lạ nếu chúng ta có thể chạm đến tương lai của 500 năm sau và "mục sở thị" Trái đất của thế kỷ 26?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa nền văn minh nhân loại và môi trường tự nhiên bao phủ lấy nó - quá khứ, hiện tại và tất nhiên, cả tương lai. Con người đã làm biến đổi Trái đất, chí ít cũng bắt đầu từ Cuộc cách mạng Nông nghiệp của Thời đại Đồ đá mới. Chúng ta đã thao túng sự tiến hóa của các loài động, thực vật bản địa, biến đổi cảnh quan và đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho đời sống của bản thân.

Kết quả là, nền khí hậu của hành tinh đã biến đổi và quá trình đó vẫn đang diễn ra. Một số chuyên gia cho rằng những tác động biến đổi khí hậu của con người bắt đầu từ cuộc Cách mạng công nghiệp vào những năm 1800, một số khác thì cho rằng bắt đầu từ các hoạt động nông nghiệp đốt nương làm rẫy có từ thời tiền sử. Dù thế nào đi nữa, cộng đồng khoa học vẫn đồng thuận rằng các hoạt động của con người là nguyên nhân cho chiều hướng nóng lên của khí hậu trong thế kỷ qua.

Theo NASA, mức khí thải carbon dioxide đã lên đến 412 ppm vào tháng 12 năm 2019, tăng từ mức 316 ppm vào năm 1958, thời điểm các nhà khoa học lần đầu tiên theo dõi mức CO2. Nhiệt độ toàn cầu tăng 1,15 độ C kể từ năm 1880, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ. Trong khi đó, NASA cho biết băng ở Bắc Cực giảm 12,85% mỗi thập kỷ và mực nước biển tăng 3,3 mm mỗi năm.

Trái đất thế kỷ 26 sẽ phải đối mặt với biến đổi khí hậu.
Trái đất thế kỷ 26 sẽ phải đối mặt với biến đổi khí hậu.

Nói cách khác, hành tinh của chúng ta dần ấm lên, thời tiết cực đoan tăng cường và môi trường tự nhiên đang biến đổi. Những thay đổi này đe dọa đến sự cân bằng của những nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã bị khai thác cao độ. Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng hậu quả của hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng sẽ làm tăng tốc độ suy thoái đất đai và đẩy nhanh nguy cơ thiếu lương thực. Sự thiếu hụt đó chính là chất xúc tác mà lịch sử đã chứng mình dẫn đến sự bất ổn xã hội, di cư hàng loạt và xung đột.

Vì vậy, ở một mức độ nào đó, Trái đất thế kỷ 26 sẽ phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Theo một số mô hình dự đoán của máy tính, băng tan ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng 0,3 mét vào cuối thế kỷ này và là 8 mét vào năm 2300.

Có lẽ hậu duệ ở thế kỷ 26 của chúng ta sẽ nhìn lại và đánh giá cao việc tổ tiên đã biết hợp sức giải quyết vấn đề trước khi mọi thứ quá muộn. Có lẽ họ sẽ nhận ra rằng chúng ta đã thực hiện một loạt các thay đổi công nghệ, văn hóa và chính trị cần thiết để ngăn chặn nạn tuyệt chủng hàng loạt, biến động chính trị, tàn phá môi trường và thậm chí là sự sụp đổ của nền văn minh. Chắc chắn, các quy trình hành động đã được lên kế hoạch để bắt đầu triển khai, miễn là con người có thể duy trì nền văn hóa và chính trị sẵn sàng tuân theo quy trình đó.

Hoặc cũng có thể, họ sẽ nhìn về chúng ta với tư cách là những kẻ đã đẩy thế giới vào thảm cảnh đổ nát.

Tuy nhiên, trên hành trình xa xăm đó, con cháu của chúng ta sẽ phát triển công nghệ của họ và mặc dù công nghệ gây ra biến đổi khí hậu và chiến tranh hạt nhân, nó cũng mang đến tiềm năng xoay chuyển chiều hướng và cải thiện vấn đề.

Nhà vật lý lý thuyết và tương lai học Michio Kaku dự đoán rằng chỉ trong vòng 100 năm nữa, nhân loại sẽ có bước nhảy vọt từ nền văn minh loại 0 lên nền văn minh loại I trên Thang đo Kardashev. Nói cách khác, chúng ta sẽ trở thành một giống loài có thể kiểm soát toàn bộ năng lượng của một hành tinh.

Tương lai, chúng ta sẽ trở thành một giống loài có thể kiểm soát toàn bộ năng lượng của một hành tinh.
Tương lai, chúng ta sẽ trở thành một giống loài có thể kiểm soát toàn bộ năng lượng của một hành tinh.

Sở hữu một sức mạnh như vậy, con người ở thế kỷ 26 có thể là bậc thầy của các công nghệ năng lượng sạch như nhiệt hạch và năng lượng mặt trời. Hơn nữa, họ có thể điều khiển năng lượng hành tinh để kiểm soát khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà tương lai học không đồng ý về thời gian của một nâng cấp giả định như vậy đối với năng lực công nghệ của con người – và viễn cảnh đó cũng khó lòng đảm bảo. Như Michael Shermer, một nhà khoa học theo chủ nghĩa hoài nghi, đã chỉ ra trong một bài báo trên tờ Los Angeles Times vào năm 2008, rằng các lực lượng chính trị và kinh tế rất có thể sẽ cản bước con người tạo ra bước tiến nhảy vọt.

Công nghệ đã được cải thiện theo cấp số nhân kể từ những năm 1500 và tốc độ đó vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ tới. Nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking đã đề xuất một giả thuyết rằng vào năm 2600, với tốc độ này thì cứ sau mỗi 10 giây thì chúng ta lại chứng kiến 10 tài liệu vật lý lý thuyết mới được công bố. Nếu Định luật Moore vẫn đúng, cùng với tốc độ và độ phức tạp của điện toán tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng, thì một số nghiên cứu đó có thể là kết quả của những cổ máy thông minh bậc cao. Sau đó, một lần nữa, ông cũng dự đoán rằng tình trạng quá tải và tiêu thụ năng lượng sẽ khiến Trái đất không còn là nơi có thể sinh sống được vào năm 2600.

Những công nghệ nào khác sẽ định hình thế giới của thế kỷ 26? Nhà tương lai học Adrian Berry tin rằng tuổi thọ trung bình của con người sẽ đạt 140 năm và lưu trữ kỹ thuật số về nhân cách của con người sẽ cho phép sự bất tử được vi tính hóa. Con người sẽ canh tác trên đại dương, du hành trên các phi thuyền vũ trụ và cư trú ở cả  Mặt Trăng và Sao Hỏa trong khi robot khám phá vũ trụ bên ngoài.

Những thành tựu này có thể hữu ích, ít nhất là ở một số ít khía cạnh đặc quyền nào đó, nếu những biến chuyển nghiêm trọng không xuất hiện.

Cập nhật: 03/02/2021 Theo VnReview
  • 3,73
  • 2.644