Trẻ thổ dân có thể đếm mà không cần con số

  •  
  • 1.209

Theo nghiên cứu mới về trẻ em thổ dân của UCL (Đại học London) và Đại học Melbourne, không cần thiết phải biết mặt chữ các số mới có thể đếm được. Nghiên cứu về những đứa trẻ thổ dân – thuộc hai cộng đồng không có từ ngữ hoặc điệu bộ để chỉ con số - đã phát hiện rằng chúng có thể bắt chước và thực hiện các công việc liên quan đến con số.

Phát hiện này, được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, cho thấy chúng ta sở hữu khả năng tính toán bẩm sinh, phát triển một cách đa dạng ở trẻ gặp khó khăn trong việc tính toán.

Giáo sư Brian Butterworth, tác giả chính từ Học viện Khao học thần kinh nhận thức UCL, cho biết: “Gần đây, một dạng cực đoan của thuyết ngôn ngữ được phục hồi, cho rằng từ ngữ dùng để đếm đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành khái niệm những số lớn hơn 3 ở trẻ em. Điều này có nghĩa là muốn nắm bắt được khái niệm của “con số 5”, bạn cần đến một từ vựng tương ứng. Bằng chứng từ trẻ em ở một số cộng đồng giỏi toán cũng như cộng đồng người trưởng thành Amazon, ngôn ngữ của họ không có những từ để đếm, đã được sử dụng để hỗ trợ cho quan điểm này”.

“Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi về trẻ em thổ dân cho thấy chúng ta có hệ thống bẩm sinh để nhận biết và biểu diễn số lượng vật thể trong một nhóm, một bố. Sự thiếu vắng từ vựng chỉ số lượng không ngăn cản chúng ta thực hiện các công việc liên quan đến con số không đòi hỏi từ ngữ chỉ số lượng”. 

Nghiên cứu về những đứa trẻ thổ dân – thuộc hai công đồng không có từ ngữ hoặc điệu bộ để chỉ con số - đã phát hiện rằng chúng có thể bắt chước và thực hiện các công việc liên quan đến con số. (Ảnh: iStockphoto/Dan Talson)

Nghiên cứu xem xét cộng đồng người bản xứ tại châu Úc, họ có lượng từ vựng chỉ con số rất hạn hẹp. Mặc dù cử chỉ, điệu bộ được sử dụng để giao tiếp ở một số cộng đồng, không hề có điệu bộ này dùng để chỉ số. Nghiên cứu được thực hiện với trẻ từ 4 đến 7 tuổi từ hai cộng đồng người bản xứ: một nằm ở rìa sa mạc tanami cách Alice Springs khoảng 400kmn về hướng Tây Bắc, nơi ngôn ngữ Warlpiri được sử dụng; một nằm tại Groote Eylandt trong Gulf of Carpentarria, nơi ngôn ngữ địa phương là Anindilyakwa. Cả hai cộng đồng đều có từ ngữ chỉ 1, 2, một vài, và nhiều, mặc dù trong ngôn ngữ Anindilyakwa, có những từ tương ứng cho đến số 20, tuy nhiên trẻ em không biết những từ này. Nhóm nghiên cứu cũng làm việc với người bản xứ nói tiếng Anh tại Melbourne.

Giáo sư Brian Butterworth tiếp tục: “Trong công việc nghiên cứu của mình, chúng tôi không thể hỏi những câu hỏi như: “Bao nhiêu?” hoặc “Có phải hai bộ này có số lượng vật thể bằng nhau?”. Vì vậy chúng tôi phải thực hiện những phương pháp đặc biết. Ví dụ, những đứa trẻ được yêu cầu giơ số lượng thẻ tương ứng với số tiếng động do hai que đập vào nhau. Vì vậy, chúng phải kết nối được số lượng ở hai thể thức khá nhau, tiếng động và hành động, điều này có nghĩa rằng chúng không thể chỉ dựa vào thị giác hoặc thính giác. Chúng phải hình dung một cách trừu tượng, ví dụ như 5 lần tiếng động phát ra và 5 tấm thể. Chúng tôi phát hiện rằng những đứa trẻ Warlpiri và Anindilyakwa thực hiện những bài tập với số lương lên đến con số 9 không thua kém, hoặc thậm chí còn tốt hơn, những đứa trẻ nói tiếng Anh, mặc dù chúng thiếu vốn từ vựng chỉ con số”.

“Vì vậy, khái niệm con số cơ bản chắc chắn phụ thuộc vào một cơ chế bẩm sinh. Điều này giúp giải thích tại sao những đứa trẻ trong môi trường có truyền thống giỏi toán có thể gặp khó khăn trong môn số học. Mặc dù chúng có rất nhiều cơ hội cả trực tiếp lẫn gián tiếp để học đếm và làm các bài tập số học, nhưng cơ chế bẩm sinh, cơ sở cho khả năng số học, có thể phát triển sai lệch”

Tham khảo:

B. Butterworth, R. Reeve, F. Reynolds and D. Lloyd. Numerical thought with and without words: Evidence from indigenous Australian children. Proceedings of the National Academy of Sciences, Published online Aug. 18, 2008

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 1.209