Với một kỹ thuật mới, từ nay những dữ liệu từ dưới đáy biển sâu sẽ không cần dây để chuyển nhanh chóng lên mặt nước. Konstantin Kebkal và những cộng sự của đại học Kỹ Thuật (TU) Bá Linh đã bắt chước phương thức trao đổi giữa những con cá heo với nhau để khai triển thành những phương pháp tân kỳ nhất, áp dụng vào việc cảnh báo mỗi khi có nguy cơ Sóng Thần. Với một hệ thống mới được khai triển, nhiều dữ liệu không cần đặt dây cũng có thể truyền lên, thậm chí những hình ảnh từ lòng đáy biển hay những độ đo về địa chấn cho nguy cơ có thể xảy ra Sóng Thần.
Những con cá heo trao đổi với nhau bằng những tiếng động truyền đi trong phạm vi làn sóng. Theo làn sóng trong những phạm vi nhất định nào đó, những tiếng động này có thể truyền đi xa 10 cây số. Và hơn thế nữa, những tiếng động này còn truyền cho những con heo nhiều tin tức khác nữa. Ví dụ, chúng có thể nhận ra rằng đây một tín hiệu nhận được trực tiếp hay tín hiệu này đã vòng vo dội lại từ những tảng đá hay từ lòng biển.
Dựa trên những điều khám phá trên đây về cách truyền tin giữa những con cá heo, các khoa học gia tại thành phố Bá Linh đã khai triển một hệ thống truyền tin có thể truyền xa 2 cây số trên đại dương. Những thử nghiệm hiện thời để có thể phát tin đi xa hơn nữa, có thể là 6 hay 8 cây số, đang được nghiên cứu.