Trung Quốc tận dụng vệ tinh rác làm vũ khí AI

  •  
  • 425

Những vệ tinh nhỏ, có chiếc nặng chưa đến 10kg, có thể biến thành vũ khí để tấn công các mục tiêu không hợp tác như phi thuyền trôi dạt trên quỹ đạo gần Trái đất.

Hệ thống 3 mắt cảm biến sẽ giúp chúng đo hình dáng, tốc độ tương đối và tình trạng xoay ngẫu nhiên của mục tiêu, còn cánh tay robot 1 trục sẽ vươn tới mục tiêu khi khoảng cách chỉ còn trong vòng 20cm.

Các vệ tinh sau đó sẽ bắn và lái mục tiêu để chúng bị đốt cháy trong lúc lao xuống bầu khí quyển.

Trong bối cảnh quân sự, các vệ tinh có thể bám vào rác vũ trụ để tránh bị theo dõi từ mặt đất.

Một tên lửa Trường Chinh 2D được phóng vào quỹ đạo từ khu vực tây bắc Trung Quốc
Một tên lửa Trường Chinh 2D được phóng vào quỹ đạo từ khu vực tây bắc Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái. (Ảnh: Xinhua).

Trong chục năm qua, Trung Quốc đã phóng thử ít nhất 10 vệ tinh để kiểm tra ứng dụng này, nhưng không phải là nước duy nhất làm như vậy. Cơ quan vũ trụ châu Âu phóng ít nhất 2 vệ tinh để tìm ra cách “tóm” một vật thể rác trong quỹ đạo bằng nhiều phương pháp khác nhau, như vây lưới. Và quân đội Mỹ được cho là cũng đang phát triển công nghệ sử dụng rác trôi dạt làm nơi ẩn giấu chiến thuật cho các vệ tinh nhỏ hơn trong bối cảnh chiến tranh vũ trụ.

Ông Luo Jianjun, phó giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia về công nghệ động lực bay tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, xác nhận Trung Quốc đang có chương trình này.

Gần đây, chương trình được giải mật một phần, nhưng ông Luo cho biết hầu hết các thông tin chi tiết đều vẫn được giữ bí mật vì khả năng ứng dụng vào quân sự. “Chúng tôi không muốn nói về nó một cách công khai”, ông Luo nói.

Phòng thí nghiệm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc là Thiên Cung-1 đã bị mất kiểm soát vào năm ngoái, gây lo ngại về khả năng nó rơi xuống Trái đất. Nhưng cuối cùng nó đã cháy một cách an toàn trên vùng biển phía nam Thái Bình Dương – mồ chôn truyền thống của các vật thể vũ trụ.

Ông Luo nói rằng việc đẩy vật thể rác như vậy khỏi quỹ đạo có thể là một ứng dụng của công nghệ tận dụng vệ tinh cũ, nhưng chương trình này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được triển khai quy mô rộng.

Theo một tài liệu được chính phủ Trung Quốc giải mật vào tháng 1 năm nay, nước này bắt đầu thử nghiệm công nghệ tận dụng vệ tinh cũ từ năm 2008.

“Dự án này không chỉ tìm ra các ứng dụng cho hơn 10 mẫu vệ tinh...mà trong cả các máy bay không người lái, vũ khí thông minh và robot”, tài liệu cho biết, nhưng không nói cụ thể.

Ông Chen Songlin, một nhà khoa học kỹ thuật vũ trụ tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, công nghệ tận dụng vệ tinh cũ có vẻ dễ nhưng gây ra nhiều thách thức.

Nếu mục tiêu quá lớn, lực xoay có thể làm hỏng cánh tay của vệ tinh, ông Chen nói. Ông cũng cho rằng đó là lý do cánh tay chỉ có một khớp nối, để đánh đổi tự do chuyển động lấy sức mạnh.

Bắt vật thể đang xoay ngẫu nhiêm có thể khó hơn việc bám vào một vệ tinh vẫn đang hoạt động. “Nó đòi hỏi thuật toán rất tốt và phần cứng khéo léo để dự đoán và quyết định thời điểm chộp”, ông Chen nói.

Hiện tại, các vệ tinh cũ của Trung Quốc chỉ có thể bắt được những vật thể rác xoay ít hơn 3,2 độ mỗi giây, tài liệu cho biết.

Chương trình này đang được dẫn dắt bởi ông Liu Fucheng, Giám đốc Viện Công nghệ kiểm soát vũ trụ Thượng Hải, một chi nhánh của Tập đoàn khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc. Tập đoàn này chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống kiểm soát, điều hướng và hướng dẫn cho những công nghệ chiến thuật, tên lửa và vệ tinh.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu của Trung Quốc năm 2015, ông Liu và các đồng nghiệp đề xuất sử dụng vệ tinh do thám hoặc liên lạc cỡ lớn trên quý đạo địa tĩnh cao, chụp một số bức ảnh rồi rút về để tránh bị tóm.

Tuy nhiên, một nhà thiên văn học cấp cao làm việc tại Đài quan sát Vân Nam ở Côn Minh, một trong những cơ sở mặt đất chịu trách nhiệm theo dõi và phân loại vệ tinh và rác thải vũ trụ để phục vụ các hoạt động của quân đội và tình báo Trung Quốc, cho rằng kiểu chuyển động bất thường của các vệ tinh nhân tạo cỡ nhỏ có thể bị phát hiện bởi một mạng lưới radar vi sóng nhạy cảm và kính viễn vọng quang học.

“Ánh nắng mặt trời phản chiếu từ mục tiêu cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin”, nhà nghiên cứu giấu tên cho biết.

Tất cả các vụ phóng tên lửa đều bị các quốc gia theo dõi sát sao và những vệ tinh đi vào quỹ đạo đều bị ghi chép cẩn thận.

“Nhưng hệ thống này không hoàn hảo. Nếu vài chục vệ tinh hình lập phương được phóng cùng lúc thì một số vệ tinh trong đó có thể thoát khỏi tầm bao phủ của radar. Nếu chúng gắn với rác vũ trụ thì sẽ không bao giờ bị phát hiện”, nhà nghiên cứu cho biết.

Cập nhật: 25/04/2019 Theo Tiền Phong
  • 425